- Thường xuyên vệ sinh mũi theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên: Tùy theo kết quả ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một lịch trình vệ sinh mũi phù hợp. Bạn có thể đến cơ sở phẫu thuật để làm vệ sinh mũi, hoặc chuyên viên kỹ thuật sẽ tới nhà/nơi lưu trú để làm vệ sinh theo yêu cầu của bạn. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện lịch làm vệ sinh mũi một cách nghiêm ngặt, không được tự ý gây gián đoạn hoặc bỏ dở liệu trình mà không có ý kiến của bác sĩ.

Kỹ thuật viên sẽ tháo miếng nẹp mũ ở bên ngoài mũi của bạn sau phẫu thuật một tuần. Bạn có thể rửa mặt và gội đầu một ngày sau phẫu thuật, việc này không ảnh hưởng đến miếng bông nẹp mũi nếu nó có dính một ít nước. Không để nước chạm trực tiếp vào thanh nẹp, chỉ rửa xung quanh vết mổ.

Trong 7 ngày đầu, bạn cần giữ nguyên nẹp để đảm bảo dáng mũi, hạn chế tác động không mong muốn. Sau 7 ngày, bạn quay lại nơi thực hiên để bác sĩ cắt chỉ ở tai và sau 10 - 14 ngày cắt chỉ ở mũi, đồng thời bác sĩ sẽ thăm khám dấu hiệu hồi phục và hướng dẫn các bước chăm sóc tiếp theo.

Cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi

- Bảo vệ mũi tránh ánh nắng trong 3 tháng sau phẫu thuật: Việc tiếp xúc với ánh nắng sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, thậm chí có thể gây sưng. Nếu phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, bạn sẽ có cảm giác hơi bỏng rát rất khó chịu. Vì thế, nếu có việc phải ra ngoài trời nắng, cần đội mũ có rộng vành và dùng kem chống nắng với SPF tối thiểu là 15 khi ra ngoài.

- Sử dụng thuốc: Chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết, không dùng khi không bị đau. Không lạm dụng quá liều chỉ định. Các loại thuốc này có chứa liều nhẹ narcotic nên có thể gây đau đầu nhẹ hoặc buồn nôn. Nên sử dụng 1 – 2 viên nén ibuprofen mỗi 4 – 6 tiếng để kiểm soát cơn đau hoặc khó chịu. Sử dụng tất cả thuốc như bình thường sau phẫu thuật. Nên bổ sung vitamin suốt vài tháng sau phẫu thuật.

Nếu bạn có vết mổ giữa vách của 2 lỗ mũi, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thuốc mỡ để bôi nhẹ nhàng lên vết rạch bằng miếng gạc. Đường rạch cùng vết chỉ khâu sẽ lành sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc mỡ này đều đặn 3 lần/ngày. Tiếp tục sử dụng đến khi vết rạch hoàn toàn biến mất.

Trong trường hợp bạn được ghép sụn mũi từ sụn tai, bôi thuốc mỡ được chỉ định 3 lần/ngày ở vết rạch trên tai bằng gạc, tương tự như ở mũi, vết rạch cùng chỉ khâu sẽ lặn mất sau khoảng 1 tuần sử dụng. Bạn cũng sẽ được khâu lớp bông băng ở mặt trước và sau ở tai. Nó sẽ được gỡ ra vào lần tái khám đầu tiên nên đừng tháo ra hay thay mới lớp băng này.

- Chế độ dinh dưỡng: Không ăn các thực phẩm như: hải sản, trứng, đồ nếp, rau muống…vì chúng có thể gây nên hiện tượng sưng mủ và để lại sẹo lồi; Không sử dụng thức uống có cồn, gas như rượu, bia…thức uống có chất kích như cafe… Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu bằng trái cây hoặc nước ép trái cây giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.

- Tập luyện mũi: Có thể bạn sẽ được hướng dẫn tập luyện cho mũi để giúp mũi thắng và thon gọn, đồng thời giúp xương mũi kiên kết lại với xương mặt. Nên tập bài tập này trong 1 tháng sau phẫu thuật, và không cần phải tiếp tục sau khoảng thời gian này.

Cuối cùng, cần báo ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nào của lạnh, nhiễm trùng hoặc bỏng nóng xuất hiện trong vòng 3 tuần sau phẫu thuật.

PV