“Chào các bác sĩ! Em năm nay 31 tuổi, đã nâng mũi đặt sống silicon được hơn 1 năm. Tuy nhiên gần đây đầu mũi của em xuất hiện tình trạng căng tức, bóng đỏ. Nhất là lúc đi ra ngoài cởi khẩu trang thấy đầu mũi đỏ rõ rệt. Lúc đầu em nghĩ do cọ xát với khẩu trang nên mới bị đỏ nhưng càng ngày càng đỏ hơn và rất khó chịu. Mọi người nói với em đây là dấu hiệu của biến chứng sau nâng mũi. Và khuyên em nên đi tháo sụn nhưng em băn khoăn tháo sụn sau nâng mũi có phức tạp không, chi phí tháo sụn đắt không và khi tháo sụn ra dáng mũi có trở về nguyên bản không ạ? Rất mong nhận được giải đáp của các bác sĩ!” 

[Phạm Thị Mỹ Hạnh - Đống Đa, HN]

Trả lời: 

Xin chào Mỹ Hạnh! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Diễn đàn nâng mũi. Với câu hỏi này các chuyên gia giải đáp tới bạn và độc giả như sau: 

Tháo sụn sau nâng mũi có phức tạp không là băn khoăn của rất nhiều chị em 

Trường hợp nào cần tháo sụn mũi? 

Khi quyết định nâng mũi, chắc hẳn ai cũng mong có được chiếc mũi bền đẹp với thời gian. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khiến mũi bị hỏng và cần giải quyết ngay. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số trường hợp cần tháo sụn mũi: 

- Mũi bị cong lệch quá lâu và không thể nắn lại. Trong trường hợp này cần tháo sụn và thay thế bằng sụn mới 

- Mũi bị dị ứng vật liệu do không hợp sụn. Sẽ có một số biểu hiện như ngứa ngáy, căng tức hay lộ sóng, bóng đỏ. Hoặc mũi bị co rút, ngắn hếch sau một thời gian nâng mũi 

- Mũi bị viêm, nhiễm trùng, chảy dịch có mùi. Đây là biểu hiện của mũi hỏng 

- Nâng mũi quá cao hoặc quá dài khiến lực tì đè quá mạnh. Da mũi ngày càng bị bào mòn, mỏng da, căng tức thậm chí chất liệu sụn đâm thủng đầu mũi. 

- Ngoài ra, tháo sụn có thể do mong muốn của khách hàng vì dáng mũi không hợp khuôn mặt hoặc muốn trở về với dáng mũi thật tự nhiên. 

Với trường hợp của bạn, đầu mũi bị căng tức bóng đỏ có thể do mũi bị dị ứng vật liệu hoặc lực tì đè quá mạnh do nâng mũi quá cao hoặc quá dài. Đây là biểu hiện của biến chứng sau nâng mũi. Tuy nhiên, nếu không dẫn tới các biểu hiện nặng như sưng, viêm, chảy dịch, co rút mũi thì bạn không cần quá lo lắng quá. Việc bạn cần làm là đến bác sĩ thẩm mỹ uy tín để kiểm tra mức độ biến chứng đồng thời đưa ra giải pháp sau khi tháo sụn. 

Tháo sụn sau nâng mũi có phức tạp không, có ảnh hưởng sức khỏe không? 

Kỹ thuật tháo sụn mũi khá đơn giản và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn 

Nhiều người lo lắng tháo sụn rất đau, rất phức tạp. Trên thực tế, tháo sụn chỉ là một tiểu phẫu đơn giản. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ kín và tiến hành tháo sụn ra. Với kỹ thuật này bạn sẽ được tiêm tê nên không hề cảm thấy đau, quy trình tháo sụn cũng chỉ mất khoảng 30 - 45 phút. Nếu bạn nâng mũi đặt sống silicon mà không thêm vật liệu nào khác, thì bác sĩ chỉ cần rạch vết mổ kín trong hốc mũi, lấy sụn ra và khâu lại là xong. 

Tuy nhiên, việc tháo sụn mũi sau nâng không phải ca nào cũng đơn giản. Ở những ca biến chứng nặng như vùng sụn bị bao xơ, sẹo, kỹ thuật tháo sụn sẽ phức tạp hơn đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải cẩn trọng, khéo léo hơn. Ví dụ mũi hỏng do viêm nhiễm thì sau khi tiến hành tháo sụn, bác sĩ phải xử lý bơm rửa khoang mũi thật sạch sau đó mới tiến hành khâu vết thương. 

Việc tháo sụn sau nâng mũi không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng sau khi tháo sụn, bạn cần nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống phù hợp để vết thương nhanh lành, tránh để lại sẹo và thâm. 

Tháo sụn mũi có trả lại dáng mũi gốc nguyên bản không?

Đối với những kỹ thuật đơn giản như nâng mũi đặt sống, không can thiệp đầu mũi, trụ mũi, cánh mũi thì sau khi tháo sụn mũi, dáng mũi có thể trở về hiện trạng như lúc chưa nâng. Còn những ca can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi như trụ mũi, đầu mũi, xương mũi… thì sau khi tháo sụn chỉ trả về khoảng 80 - 90% so với mũi gốc. 

Với những ca mũi hỏng nặng hơn như co rút, biến dạng, sau khi tháo sụn mũi mũi của bạn có thể bị thấp hay ngắn hếch hơn mũi gốc. Da mũi mỏng hơn và cấu trúc mũi bị tổn thương. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đặt một lớp trung bì mỡ (mỡ mông, mỡ bụng) từ chính người phẫu thuật để hạn chế tình trạng teo ngót, đảm bảo mũi có đủ chất dinh dưỡng để cải thiện phần mũi hỏng. Quá trình đặt trung bì mỡ ít nhất 3 - 6 tháng, khi mũi của bạn đã ổn định trở lại mới có thể tái nâng mũi. 

Về cơ bản, tháo sụn mũi có thể trả lại dáng mũi gốc và không gây biến dạng hay để lại sẹo nên bạn yên tâm nhé.

Chi phí tháo sụn đắt không, nên tháo sụn sau nâng mũi ở đâu? 

Bạn nên tìm hiểu địa chỉ sửa mũi uy tín để tháo sụn an toàn 

Thông thường, các địa chỉ thẩm mỹ sẽ có chính sách bảo hành cho khách hàng. Vì thế, sau khi phát hiện những biến chứng, bạn nên quay lại bác sĩ nâng mũi cho bạn để kiểm tra và tiến hành tháo sụn. Gần như bạn sẽ được hưởng chính sách bảo hành miễn phí hoặc thêm một ít phụ phí mà thôi. 

Còn nếu bạn muốn tháo sụn tại một cơ sở khác, chi phí tháo sụn dao động khoảng 5 - 7 triệu đồng (tùy tay nghề bác sĩ). 

Vậy, nên tháo sụn ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời! Bởi nâng mũi đẹp hay tháo sụn an toàn phụ thuộc 80% vào tay nghề bác sĩ. Nếu bạn chưa biết nâng mũi, tháo sụn ở đâu thì tham khảo ngay Review Top 10 địa chỉ nâng mũi đẹp nức tiếng trên webtretho

Cuối cùng, lời khuyên cho bạn là hãy tìm hiểu thật kỹ địa chỉ nâng mũi uy tín và chọn lựa một bác sĩ giỏi “mát tay” để hạn chế tối đa tình trạng mũi hỏng phải tháo sụn mũi. Đồng thời cần xem xét quá trình vào form mũi có thể mất 3 - 6 tháng. Đừng vội vàng thấy dáng mũi hơi thô, quá cao hay chưa ưng ý mà quyết định tháo sụn. Nếu qua 6 tháng mà dáng mũi vẫn không có chuyển biến tích cực hãy nghĩ đến việc tháo sụn nhé. 

Chúc bạn tháo sụn an toàn và sớm có một dáng mũi như ý!