Xin chào bác sỹ, tôi có một số khuyết điểm ở mũi và muốn sử dụng kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tai để cải thiện. Nhưng tôi thực sự rất lo lắng nâng mũi bằng sụn tai được bao lâu? Và phương pháp này có an toàn không? Có ảnh hưởng đến tai của tôi hay không? Rất mong nhận được sự tư vấn đến từ bác sỹ.

[Mai Hoa - 36 tuổi, Hà Nội]

Trả lời:

Xin cảm ơn bạn Hoa đã gửi câu hỏi về nâng mũi bằng sụn tai tới Diễn đàn nâng mũi. Băn khoăn của bạn cũng là băn khoăn của rất nhiều người. Chúng tôi đã kết nối với các bác sĩ tham gia Diễn đàn và có những giải đáp sau đây: 

Nâng mũi bằng sụn tai đang được rất nhiều người lựa chọn

Nâng mũi bằng sụn tai là gì?

Nâng mũi sụn tai hay nâng mũi bọc sụn bản chất là một dạng nâng mũi bằng sụn tự thân được bóc tách từ chính phía trong vành tai của khách hàng. Sụn tai thường được sử dụng để bọc lót ở phần đầu mũi và kết hợp với sụn sinh học cao cấp cấy vào phần sống mũi tạo hình dáng mũi tổng thể đẹp hài hòa và rất tự nhiên.

Nâng mũi bọc sụn tai giúp mang lại dáng mũi hài hòa, cân đối. Đồng thời hạn chế các tình trạng như lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi. Đệm sụn tai giúp mũi mềm hơn và tự nhiên như mũi thật.

Nâng mũi bằng sụn tai được bao lâu?

Nâng mũi bằng sụn tai giữ được bao lâu?

Theo các nghiên cứu mới nhất trong ngành thẩm mỹ, nâng mũi bằng sụn tai là kỹ thuật mang tính ổn định cao có thể duy trì trên 10 năm thậm chí là trọn đời.

Nếu bạn kết hợp bọc đầu mũi bằng sụn tai và phần sóng mũi được nâng bằng chất liệu sụn sinh học thì độ bền sẽ rời vào 10 - 20 năm. Còn kết hợp nâng mũi bằng sụn tai và sụn sườn và sụn vách ngăn tái cấu trúc toàn bộ dáng mũi bằng 100% sụn tự thân thì dáng mũi sẽ được bảo toàn gần như vĩnh viễn nếu có chế độ chăm sóc phù hợp.

Chất liệu nâng không quyết định tất cả tới thời gian duy trì của dáng mũi. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như: cơ địa khách hàng, kỹ thuật nâng của bác sĩ và chế độ chăm sóc sau nâng,...

Có một chi tiết cần lưu ý đó là sụn tự thân có thể bị co rút qua thời gian (lượng teo ngót không đáng kể). Vì vậy nên lựa chọn những địa chỉ nâng uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa trường hợp không mong muốn này.

Nên hay không nên nâng mũi bằng sụn tai?

Việc lựa chọn hình thức phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng mũi hiện tại của khách hàng. Khi tiếp nhận bất cứ một trường hợp nào, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để có những chỉ định tạo hình phù hợp. Trước khi đi đến quyết định có nên lựa chọn kỹ thuật này hay không hãy cùng phân tích đặc điểm nâng mũi sụn tai.

Những lý do nên nâng mũi sụn tai

Vì sao nên nâng mũi bọc sụn?

- Sụn tai có tính chất mềm mại, mỏng, nhẹ và đàn hồi cao. Thông thường sụn được ưu tiên đặt ở phần đầu mũi - vị trí được đánh giá nhạy cảm nhất trong vùng mũi.

- Nếu như các kỹ thuật nâng mũi nhân tạo đầu mũi thường xuyên có hiện tượng đầu mũi bị nhọn bất thường thì nâng mũi tự thân khắc phục hoàn toàn nhược điểm này. Sau khi thực hiện kỹ thuật nâng, đầu mũi thường cong nhẹ tự nhiên.

- Nâng mũi bọc sụn khi đặt vào mũi đóng vai trò như một lớp đệm bọc lót, khắc phục tối đa các biến chứng thường gặp như bóng đỏ, lộ sóng, tụt sóng thậm chí là thủng da đầu mũi.

- So với các phương pháp nâng mũi thông thường, thời gian duy trì và tính ổn định của nâng mũi sụn tai tự thân vượt trội hơn hẳn. Nhờ sụn được lấy từ chính cơ thể khách hàng nên tính tương thích cao do đó dáng mũi bền đẹp với thời gian.

Những trường hợp không nên nâng mũi sụn tai

Về cơ bản, nâng mũi sụn tai thích hợp với hầu hết các dáng mũi. Tuy nhiên, có một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp này bao gồm:

- Sụn cánh mũi kích thước lớn, dày đa chấn thương, cần tới lượng sụn lớn để cấu trúc lạị.

- Trường hợp mất hẳn chóp mũi do tai nạn hoặc thẩm mỹ hỏng nhiều lần.

- Dáng mũi quá thấp tẹt, nâng mũi bọc sụn tai không thể khắc phục hết khuyết điểm. Trong trường hợp này nên chọn nâng mũi cấu trúc. Giữa nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn có nhiều điểm khác biệt, cùng xem chi tiết tại đây.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn có an toàn không?

Đây là phương pháp rất an toàn. Tại sao có thể khẳng định như vậy? Câu trả lời nằm ở chất liệu nâng. Khác với kỹ thuật nâng mũi hoàn toàn từ sụn nhân tạo, sụn tai là sụn được lấy từ cơ thể người thực hiện vì vậy tính tương thích là 100%. Do đó, sau khi nâng, các trường hợp biến chứng do dị ứng với chất liệu nâng như bóng đỏ, tụt sóng, dẫn tới việc phải phẫu thuật lại hầu như không xảy ra.

Ngoài ra, sụn tai có trọng lượng rất nhẹ không tạo áp lực lên đầu mũi giúp dáng mũi được ổn định dài lâu.

Nâng mũi bằng sụn tai có ảnh hưởng tới tai của khách hàng không?

Nhiều thông tin không chính thống cho rằng lấy sụn từ tai có thể làm mất đi tính thẩm mỹ, để lại sẹo thậm chí là ảnh hưởng tới chức năng nghe của tai. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Từ thực tế hàng trăm ca phẫu thuật lấy sụn từ tai, có thể khẳng định rằng, lấy sụn tai không hề ảnh hưởng tới tai của khách hàng. Nguyên nhân là bởi lượng sụn tai sử dụng trong nâng mũi là rất nhỏ. Thủ thuật này được thực hiện bằng việc bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ sau hốc tai, thời gian tiến hành nhanh chóng và đơn giản. Sau khi lấy sụn từ tai, vết thường sẽ lành lại hoàn toàn từ 2 - 3 tuần.

Hướng dẫn chăm sóc sau nâng để thời gian duy trì được lâu nhất

Bên cạnh những đơn thuốc mà bác sĩ kê sau khi nâng mũi thì chế độ chăm sóc sẽ quyết định rất nhiều tới độ bền. Để mũi duy trì được lâu nhất có thể, bạn nên lưu ý những điều sau:

- Chườm đá liên tục trong 3 ngày đầu sau nâng

Thông thường sau quá trình phẫu thuật nâng mũi, trên gương mặt của bạn sẽ xuất hiện các vết bầm tím và sưng tấy. Để mũi lành lại nhanh chóng, hãy tích cực chườm lạnh trong 3 ngày đầu và chườm ấm trong 3 - 5 ngày tiếp theo. Nhưng cần tránh làm ướt vùng phẫu thuật.

- Vệ sinh và bảo vệ mũi cẩn thận

Tiến hành vệ sinh mũi hàng ngày và hạn chế tối đa các tác động trực tiếp của môi trường như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm. Tuyệt đối không đeo kính trong vòng 2 tháng sau khi nâng mũi.

- Không va chạm tới vùng mũi

Hạn chế vận động mạnh, không chạm tới khu vực mũi đã phẫu thuật. Bạn nên tránh các hoạt động thể thao mạnh, lao động nặng dễ gây tổn thương và kéo dài quá trình lành vết thương.

- Chế độ ăn uống hợp lý

Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi như: thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp,...Và các chất kích thích, đồ cay nóng,..Nên ăn các loại hoa quả để bổ sung vitamin, giúp phục hồi nhanh chóng.

Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn hiểu rõ và không còn băn khoăn nâng mũi bọc sụn giữ được bao lâu. Những lo ngại của bạn sẽ được giải quyết khi gặp được bác sĩ nâng mũi đẹp, nên bạn hãy cân nhắc địa chỉ nâng mũi thật uy tín nhé. Chúc bạn sớm sở hữu dáng mũi chuẩn đẹp dưới mọi góc nhìn!