Nguy cơ khi lạm dụng sụn nhân tạo cố kéo dài đầu mũi

Nhiều người tưởng rằng, với chiếc mũi ngắn thì chỉ cần đặt sụn vào đẩy đầu mũi dài ra là “xong mọi chuyện”. Thực ra không phải vậy. Sụn nhân tạo có tính chất bào mòn da, khi đặt sụn nhân tạo vào cả sống và đầu mũi thì qua thời gian phần sụn sẽ tụt xuống, giá đỡ cho sụn nhân tạo lúc này là lớp da đầu mũi mỏng manh nên sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng mỏng da, lộ sống, bóng đỏ, thủng da đầu mũi. Do đó, để có thể kéo dài đầu mũi ngắn một cách an toàn, chỉ có cách duy nhất là sử dụng sụn vách ngăn.

Lạm dụng sụn tai để nâng cao sống mũi

Nhiều người thường nghĩ chỉ cần dùng sụn tự thân làm mũi là tốt, nhưng quên mất rằng: sụn tai cũng là sụn tự thân nhưng lại có tính chất co rút, chỉ phù hợp cho phần đầu mũi giúp bao bọc bảo vệ đầu mũi, nếu dùng cho cả phần sống mũi qua thời gian sụn co rút lại gây nhăn nhúm, biến dạng dáng mũi.

Với những trường hợp da mũi quá mỏng không nên nâng mũi khi không có vật liệu hỗ trợ

Cấu tạo nhiều người có vùng da mũi rất mỏng, nếu làm như những người bình thường sẽ dễ bị bóng đỏ, lộ sống, do đó với những trường hợp này cần được kết hợp với các loại vật liệu hỗ trợ, đó là các loại tế bào được chiết xuất từ chính cơ thể con người có độ tương thích cao với cơ thể, đảm bảo tính an toàn và lâu dài.

Không nâng cao sống mũi khi xương sống mũi quá to bè hoặc gồ ghề

Nhiều trường hợp có vùng xương sống mũi to bè, hoặc bị gồ nhưng vẫn đặt sống lên khiến cho sống mũi sau khi nâng tuy cao nhưng to thô và giả tạo, hoặc càng gồ ghề khó coi. Trong trường hợp này xương sóng mũi cần được làm chỉnh hình thon gọn lại rồi đặt lên thì mới đảm bảo dáng mũi cao tự nhiên thanh mảnh.

PV