Thế nào là nâng mũi cấu trúc?

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp tái tạo mũi toàn diện, có sự kết hợp giữa sụn tự thân và sinh học. Mỗi chất liệu sụn lại đóng một vai trò khác nhau trong quá trình phẫu thuật nhằm chính sửa cấu trúc mũi từ sống mũi, trụ mũi, đầu mũi thậm chí là cánh mũi.

Sụn sinh học được sử dụng với mục đích nâng cao sống mũi. Còn sụn tự thân (sụn sườn, sụn vành tai, vách ngăn mũi) dùng để dựng trụ và tạo hình đầu mũi. Thậm chí gần đây, nhiều cơ sở thẩm mỹ cũng áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn tự thân 100%. Những loại sụn tự thân này có chức năng như một tấm đệm đàn hồi, bảo vệ đầu mũi. Đồng thời, cũng hạn chế tối đa sự tác động, ma sát của sụn lên vùng da đầu mũi.

Nhờ những ưu điểm này mà nâng mũi cấu trúc được xem là “cứu tinh” cho những chiếc mũi xấu, đặc biệt là mũi hỏng do PTTM hoặc mũi dị dạng vì tai nạn.

Đối tượng phù hợp nâng mũi cấu trúc

Khi được hỏi nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, bạn cần xác định bạn thuộc đối tượng nào. Đối với hình thức nâng mũi cấu trúc, có ba nhóm đối tượng chính có thể thực hiện được. Cụ thể:

- Thứ nhất, khách hàng có chiếc mũi thấp, ngắn, tẹt.

- Thứ hai, khách hàng có chiếc mũi bị hếch.

- Thứ ba, khách hàng bị chấn thương hoặc biến dạng mũi do bẩm sinh hay tai nạn gây ra.

Khi được hỏi nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, bạn cần xác định bạn thuộc đối tượng nào

Ưu, nhược điểm của phương pháp nâng mũi cấu trúc

Ưu điểm:

- Hình thức phẫu thuật này được đánh giá là phù hợp với mọi dáng mũi. Trong đó, bao gồm mũi to, sống mũi gồ ghề, da đầu mũi mỏng,…

- Đây là hình thức nâng mũi tiên tiến giúp tái cấu trúc lại toàn bộ chiếc mũi. Vì vậy, chiếc mũi sau phẫu thuật lên dáng hoàn toàn tự nhiên.

- Những biến chứng sau phẫu thuật được chứng minh là ít xảy ra. Hoặc nếu có xảy ra thì cũng có thể được khắc phục một cách an toàn.

Nhược điểm:

Vì là hình thức nâng mũi tiến tiến và hiện đại bậc nhất nên chi phí bỏ ra khá cao.

Hình thức nâng mũi này sử dụng những kỹ thuật khó và vô cùng phức tạp. Nhất là trong quá trình lấy sụn tự thân. Vì vậy, hình thức này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao.

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn chưa bao giờ là dễ dàng để có thể trả lời

Thế nào là nâng mũi bọc sụn?

Đây là hình thức phẫu thuật bóc, tách, sử dụng 1 – 2cm sụn tự thân (sụn vành tai)nhằm để bọc đầu mũi. Kết hợp sụn nhân tạo được dùng để nâng cao phần sống mũi. Sụn tự thân và sụn nhân tạo sẽ được xử lý và khâu đính theo kích cỡ phù hợp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ rạch một đường ở khoang mũi khá nhỏ và cấy sụn vào trong đó.

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn là câu hỏi khiến nhiều chị em lo lắng và thắc mắc

Đối tượng phù hợp với phương pháp nâng mũi bọc sụn

- Thứ nhất, khách hàng bẩm sinh mũi thấp và ngắn.

- Thứ hai, khách hàng đã thực hiện nâng mũi trước đó nhưng dáng mũi bị hỏng.

- Thứ ba, khách hàng bị da đầu mũi quá mỏng cũng có thể thực hiện phẫu thuật.

- Khi thuộc một trong ba nhóm đối tượng này, bạn sẽ xác định được nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn.

Ưu, nhược điểm của hình thức nâng mũi bọc sụn

Ưu điểm:

- Có thể nói, đây được coi như giải pháp tối ưu dành cho những chiếc mũi thấp và da mũi mỏng.

- Thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh nhưng hiệu quả thì lâu dài, có thể trọn đời.

- Sử dụng sụn tự thân nên an toàn tuyệt đối với cơ thể khách hàng. Đồng thời, những biến chứng là không xảy ra vì độ tương thích của sụn khá cao với cơ thể.

- Chi phí thấp hơn nâng mũi cấu trúc.

Nhược điểm:

- Đây cũng được coi là một trong những hình thức nâng mũi khó thực hiện vì độ phức tạp cao.

- Không thể khắc phục mọi khuyết điểm mũi, đặc biệt là mũi ngắn hếch, trụ mũi thấp.

Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, chắc chắn bạn đã có câu trả lời rồi. Phụ thuộc vào tình trạng khuyết điểm mũi đang gặp phải mà bạn sẽ có những lựa chọn khác nhau. Từ đó, bạn sẽ chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất để tiến hành phẫu thuật nâng mũi. Và chúng tôi mong rằng những thông tin cung cấp trên sẽ hữu hiệu đối với bạn. Đừng quên chia sẻ những kiến thức bạn biết với chúng tôi nhé! Nếu còn thắc mắc nào hãy nhanh tay gửi câu hỏi về cho chúng tôi!