Nâng mũi sụn tự thân là gì?

Nâng mũi sụn tự thân được hiểu là phương pháp nâng mũi sử dụng chất liệu nâng là sụn được lấy từ chính cơ thể khách hàng. Kỹ thuật này có thể can thiệp vào tất cả các bộ phận của mũi như đầu mũi, sóng mũi và trụ mũi giúp tái cấu trúc chỉnh hình dạng mũi một cách toàn diện.

Với ưu thế tính tương thích cao, an toàn với mọi cơ địa, kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tự thân có thể giải quyết tất cả khuyết điểm của mũi từ đơn giản tới phức tạp, từ bẩm sinh, tai nạn cho tới trường hợp chỉnh sửa phẫu thuật hỏng nhiều lần. Đặc biệt là phương pháp tối ưu cho các cơ địa nhạy cảm với sụn nhân tạo.

Đặc điểm 3 loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi

Khi phẫu thuật nâng mũi, các bác sĩ sẽ sử dụng linh hoạt các loại sụn tự thân khác nhau mang tới dáng mũi đẹp không tì vết. Hiện tại, có ba loại sụn được lấy từ cơ thể ứng dụng trong nâng mũi bao gồm: sụn vách ngăn mũi, sụn vành tai và sụn sườn. Mỗi một loại sụn có đặc điểm riêng phù hợp với từng vị trí vùng mũi.

Sụn vách ngăn

Đây chính là loại sụn được lấy từ vách ngăn của mũi. Vì được lấy từ chính thành phần cấu thành nên mũi nên tuyệt đối an toàn, tính tương tích lên tới 100%. Đặc điểm của loại sụn này khá mềm, dễ dàng trong quá trình chỉnh hình. Sụn vách ngăn dùng để dựng trụ hoặc tạo hình đầu mũi.

Sụn vành tai

Sụn vành tai là chất liệu chính được sử dụng khi bọc phần đầu mũi. Loại sụn này có tần suất sử dụng nhiều nhất trong ba loại sụn vì tính linh hoạt cao lại mềm mại.

Sụn sườn

Thay vì sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi thì giờ đây sụn sườn hoàn toàn có thể thay thế chất liệu này. Sụn sườn khá cứng, thích hợp để dựng sóng mũi. Ngoài ra, sụn sườn dùng để dựng trụ mũi cho những dáng mũi có phần đầu mũi tẹt cũng rất thích hợp. Nâng mũi cấu trúc sụn sườn thường sử dụng sụn sinh học cao cấp để nâng sống mũi, sụn sườn để dựng trụ.

Tùy vào từng trường hợp khuyết điểm, cơ địa từng cá thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại sụn phù hợp. Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần nghiên cứu kỹ càng tình trạng mũi để đưa ra chất liệu nâng phù hợp.

So sánh nâng mũi sụn tự thân và nâng mũi sụn nhân tạo

Nâng mũi sụn tự thân và nâng mũi sụn nhân tạo có những điểm khác biệt nhất định

Đây là hai chất liệu nâng chính được sử dụng trong nâng mũi trên thị trường. Mỗi một chất liệu sẽ có ưu và nhược điểm nhất định mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.

  Nâng mũi sụn tự thân Nâng mũi sụn nhân tạo
Đặc điểm 100% được lấy từ cơ thể người thực hiện Sụn sinh học tương thích với con người, được đúng khuôn sẵn
Tính tương thích Thích ứng với hầu hết các cơ địa Tùy cơ địa từng người. Chống chỉ định với cơ địa nhạy cảm 
Độ an toàn Cao Trung bình, tùy cơ địa
Kỹ thuật nâng Phức tạp Đơn giản
Đối tượng thực hiện Tất cả các trường hợp từ đơn giản đến phức tạp. Kể cả những cơ địa nhạy cảm dễ phản ứng với chất liệu nâng Không nên thực hiện với cơ địa nhạy cảm với chất liệu sụn nhân tạo
Chi phí Cao Thấp
Thời gian duy trì Có thể trọn đời 5 - 15 năm, có thể trọn đời

Nâng mũi sụn tự thân có tốt không?

 

Theo ý kiến các chuyên gia, đây được đánh giá là phương pháp hiện đại và cải thiện cấu trúc mũi rất tốt và tuyệt đối an toàn. Nguyên nhân đưa ra nhận định như vậy là bởi:

- Kỹ thuật nâng mũi tự thân được thực hiện bởi các máy móc hiện đại như dao sóng siêu âm, công nghệ hình ảnh Vectra 3D xem trước kết quả nên tỷ lệ chính xác cao, tuyệt đối an toàn đối với người thực hiện.

- Nguồn gốc của sụn tự thân từ chính cơ thể người do đó khả năng tương thích gần như tuyệt đối, giảm thiểu tối đa hiện tượng biến chứng và đào thải do dị ứng chất liệu nâng.

- Nâng mũi bằng sụn tự thân tái cấu trúc dáng mũi mang tới vẻ đẹp tự nhiên như mũi thật.

- Nâng mũi cấu trúc sụn tự thân được đánh giá hiệu quả thẩm mỹ cao hơn nâng mũi sụn nhân tạo, tuổi thọ dáng mũi lâu hơn, có thể duy trì trọn đời. 

Xem thêm: Nâng mũi 100% sụn tự thân và những điều chưa từng hé lộ 

Nâng mũi sụn tự thân giữ được bao lâu?

Nâng mũi tự thân được bao lâu? Nâng mũi tự thân có vĩnh viễn không? Là các câu hỏi được quan tâm nhiều nhất trên các diễn đàn thẩm mỹ và có nhiều ý kiến phản hồi trái chiều.

Trên thực tế, nếu như nâng mũi sụn nhân tạo chỉ duy trì được tối đa khoảng 15 năm thì sụn tự thân nếu được chăm sóc hợp lý và cơ địa lành có thể duy trì được trọn đời. Sụn tự thân khi được đặt trong cơ thể người sẽ bám chặt vào thành mũi. Qua thời gian, khi lành lại sụn tự thân kết hợp hài hòa với cơ thể tạo ra một thể thống nhất.

Một số ý kiến cho rằng sau khi thực hiện phương pháp nâng này, mũi sẽ không giữ được lâu do sụn tự thân khi tách ra và ghép vào phần khác của cơ thể qua thời gian, phần sụn này ít nhiều sẽ bị co rút tạo ra biến chứng. Trường này là có thật song rất hiếm khi xảy ra và nếu quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi bác sỹ có tay nghề cao sẽ không có vấn đề gì.

Có thể thấy, công nghệ nâng mũi bằng sụn tự thân ra đời đã mở ra một hướng đi mới cho nâng mũi nói riêng và sau này có thể là ngành làm đẹp nói chung. Hy vọng với những gì đã cung cấp bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện về nâng mũi sụn tự thân. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về nâng mũi hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.