Chi Pu – một trong những mỹ nhân Việt được cho là có khuôn mặt “đạt chuẩn”

Lâu nay, giới bác sĩ thẩm mỹ vẫn “truyền tụng” về một “công thức” về chiếc mũi đẹp, coi là tiêu chuẩn tỷ lệ vàng trên gương mặt của người phụ nữ. Tỷ lệ đó được đo bằng chiều dài của chiếc mũi bằng 1/3 khuôn mặt; sống mũi thẳng, độ cao 9-11mm. Dáng mũi cong tự nhiên từ sống mũi đến đầu mũi, điểm đầu nhân trung tạo thành dáng chữ S mềm mại. Độ cao của đỉnh mũi bằng 1/3 chiều dài mũi. Chiều rộng của phần sống mũi bằng 75-85% chiều rộng cánh mũi. Chiều rộng của cánh mũi bằng khoảng cách giữa hai khóe mắt.

Đó cũng chính là “tiêu chuẩn nhân trắc học” mà bài viết đã đề cập ở trên.

Tỷ lệ vàng của khuôn mặt phụ nữ Á Đông theo góc nhìn thẳng và nhìn nghiêng

Tóm lại, một chiếc mũi đẹp là chiếc mũi cân xứng với tổng thể gương mặt của người sở hữu, dù nhìn nghiêng hay trực diện cũng không làm mất đi thế cân bằng chung. Về lý thuyết, nâng mũi theo nhân trắc học không chỉ mang đến cho chị em vẻ đẹp hài hòa, cân đối mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của từng bộ phận khác trên khuôn mặt.

Tuy nhiên, công thức nói trên cũng chỉ là để… tham khảo, chứ không hẳn là tỷ lệ có thể được áp dụng chung cho tất cả mọi người, cho tất cả mọi kiểu khuôn mặt khác nhau. Vì thế, hiện một số viện thẩm mỹ bên cạnh việc tư vấn về “tiêu chuẩn tỷ lệ vàng” còn sử dụng công nghệ dựng ảnh 3D để đưa ra một số hình mẫu về dáng mũi sẽ được “tạo dựng” sau ca phẫu thuật để khách hàng lựa chọn.

Hoa hậu Kỳ Duyên mặc dù có gương mặt được cho là "không đảm bảo tỷ lệ vàng" nhưng vẫn đẹp rạng ngời

Dáng mũi “chuẩn”, nhưng phải phù hợp với gương mặt, và đặc biệt là phải thể hiện được cá tính, tôn được những đường nét riêng của mỗi người, để “bạn vẫn chính là bạn” cho dù có can thiệp bằng dao kéo, thì mới đảm bảo tiêu chuẩn thẩm mỹ, mới là thước do cho sự thành công của ca phẫu thuật nâng mũi.