Dù chỉ chiếm 1 phần diện tích rất nhỏ trong tổng thể khuôn mặt, nhưng chiếc mũi có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định vẻ đẹp và thần thái của khuôn mặt. Bởi vậy nên từ thời cổ đại, nhà bác học Pascal từng nói: “Nếu cái mũi của nữ hoàng Cleopatra ngắn hơn một chút, lịch sử thế giới đã thay đổi”.

Nằm ở chính giữa khuôn mặt, nên dù quan sát từ góc độ nào, hình dạng của chiếc mũi đều ảnh hưởng sâu sắc đến khía cạnh thẩm mỹ cũng như sự hài hòa của cả khuôn mặt đó. Tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng sở hữu chiếc mũi đẹp hay hài hòa với khuôn mặt, bởi vậy họ tìm đến các cơ sở thẩm mỹ nâng mũi để cải thiện nhan sắc. Vậy nâng mũi có ảnh hưởng gì không, chúng ta sẽ rõ ngay.

Do đặc điểm nhân chủng học, người Á Đông nhìn chung phải chịu thiệt thòi khi sinh ra đã mang đặc trưng là chiếc mũi thấp, gây cảm giác mũi bị tẹt và mặt bị gãy nên phần lớn các ca phẫu thuật thẩm mỹ của người Á Đông, trong đó có người Việt, là nâng mũi cho cao lên, qua đó giúp gương mặt trở nên thanh tú hơn. Vì thế không còn nghi ngờ gì, cái được lớn nhất khi bạn quyết định sửa mũi, đó là sắc đẹp được cải thiện, gương mặt thanh tú hơn, chưa kể đến những yếu tố tâm lý cũng như những kỳ vọng liên quan đến tướng mạo.

Nhưng, vẫn có không ít nghi ngại khi nhiều người vẫn băn khoăn về những ảnh hưởng mà việc nâng mũi mang lại. Vậy, những ảnh hưởng đó là gì?

Ảnh hưởng của nâng mũi đối với sức khỏe?

Nếu tìm được cơ sở tốt, nâng mũi hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe

Về cơ bản, việc phẫu thuật nâng mũi không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, nếu như bạn không có các vấn đề về bệnh lý nền, cơ địa bị chống chỉ định. Vấn đề quan trọng nữa là trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về các quy định của giới chuyên môn, tìm cho mình cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có kiến thức, kinh nghiệm giỏi.

Nâng mũi có ảnh hưởng gì không về mặt tướng số?

Theo quan điểm của nhiều nhà nhân trắc học, hình dáng chiếc mũi có ảnh hưởng quan trọng đến công danh, sự nghiệp và đường tình duyên. Những người có chiếc mũi cao, thẳng, đầu mũi thon gọn, lỗ mũi nhỏ sẽ giàu sang, phú quý, hôn nhân hạnh phúc… Tuy vậy, vấn đề này phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân của từng người, và có lẽ không có mẫu số chung về dáng mũi "chuẩn" cho tất cả mọi người.

Nâng mũi không thay đổi quá nhiều tướng số của bạn

Tới thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định, việc thay đổi hình dáng mũi sẽ ảnh hưởng đến "tướng số", tới những thành công hay thất bại của một người nào cả.

Hệ lụy nếu bạn nâng mũi hỏng

Trên thực tế, không phải ca phẫu thuật nâng mũi nào cũng thành công. Vì nhiều lý do khác nhau, vẫn có nguy cơ xảy ra những hệ lụy đáng tiếc, đơn cử như:

- Vết mổ không lành, viêm nhiễm 

Bạn có thể gặp phải tình trạng vết mổ không lành

Niêm mạc mũi thường rất mỏng, nhất là ở 2 bên vách ngăn. Nếu kĩ thuật mổ mà đi qua hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc mũi cộng với lực tì đè của chất liệu cấy ghép có thể dẫn đến hệ quả vết mổ khó lành, thậm chí không lành. Vết thương lâu lành còn có thể do nhiễm khuẩn, nhưng nếu nhiễm khuẩn đơn thuần và được điều trị kịp thời có thể bảo tồn được chất liệu sụn. Biểu hiện của nó là vết mổ thấm dịch kéo dài có thể gây sưng nề gốc mũi hoặc toàn bộ tháp mũi.

- Bóng đỏ đầu mũi 

Mũi có thể bị bóng đỏ đầu mũi do lực tì đè - hậu quả nâng mũi quá cao và quá dài 

Hệ lụy này thường không có biểu hiện ngay mà phải sau khi nâng mũi nhiều tháng đến vài năm. Đây là phản ứng tại chỗ của cơ thể với vật lạ cấy ghép và cũng phải xử lý bằng cách lấy bỏ sống mũi cấy ghép để sau khi lành sẽ làm lại bằng phương pháp khác.

- Sống mũi bị lệch vẹo

Nhiều người sống mũi bị vẹo đi hẳn so với hình dáng ban đầu

Nếu chọn cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng, thì việc sống mũi bị lệch rất dễ xảy ra. Sống mũi bị lệch có thể do bác sĩ đặt lệch khi phẫu thuật hoặc đặt thẳng mà băng nẹp cố định không tốt hoặc do bạn tác động lực mạnh làm chấn động di lệch. Để giải quyết thường phải can thiệp sớm ngay khi hết sưng đau để đặt lại sống mũi với sự chú ý tránh lặp lại những nguyên nhân đã gây ra lệch vẹo.

- Lộ sụn do nâng mũi quá cao hoặc quá dài 

Sống mũi cứng đơ khiến ai cũng biết bạn đã động chạm dao kéo

Một biến chứng khác đòi hỏi phải giải quyết mổ lấy bỏ sụn nâng càng sớm càng tốt ngay khi có dấu hiệu là biến chứng lộ sóng và bóng đỏ, mà thường bị nhất là đầu mũi hoặc chân sống mũi ở phía trong tiểu trụ. Ở đầu mũi, có khi xảy ra muộn sau một vài năm với biểu hiện đầu mũi nhô ra, da mỏng dần, thậm chí có khi do không có điều kiện tái khám nên khi bạn đến thì da đã bị thủng lòi sụn ra ngoài.

Vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng biến chứng có thể xảy ra, bạn nên tìm hiểu phương pháp phù hợp cũng như địa chỉ nâng mũi uy tín bạn nhé!