Thế nào là nâng mũi cấu trúc?

Nâng mũi cấu trúc hay còn được gọi là nâng mũi S Line, là một phương pháp cấu trúc lại hoàn toàn trụ mũi. Phương pháp này nhìn vào toàn bộ khuyết điểm trên khuôn mặt để định dạng sống mũi, cánh mũi, đầu mũi. Nâng mũi cấu trúc áp dụng cho khách hàng trong trường hợp mũi có quá nhiều khuyết điểm hoặc khách hàng tái phẫu thuật.

Nâng mũi cấu trúc sử dụng hoàn toàn sụn sinh học bao gồm sụn tự thân và sụn nhân tạo. Sụn được làm từ chất liệu silicon dẻo, vì thế dáng mũi sau làm được mềm mại hơn, tự nhiên hơn.

Kỹ thuật sử dụng nâng mũi cấu trúc

Theo chỉ định của các chuyên gia muốn sở hữu một chiếc mũi thon gọn và mềm mại cần trải qua các kỹ thuật sau:

- Sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi.

- Chỉnh các vách ngăn, dùng sụn tự thân hoặc vách ngăn nhân tạo để nâng cao trụ mũi.

- Bọc đầu mũi bằng sụn tai

- Điều chỉnh đầu mũi thon, gọn, tròn, tạo dáng mũi chữ A.

- Nhìn tổng thể các khuyết điểm để sửa mũi hài hòa với khuôn mặt.

Nâng mũi cấu trúc- tạm biệt mũi tẹt

Quá trình nâng mũi cấu trúc chuẩn y khoa quốc tế 

Quá trình nâng mũi cấu trúc được tiến hành theo kỹ thuật chuẩn Hàn quốc và là quy trình khép kín. Thông thường quy trình này bao gồm 6 bước cơ bản:

- Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ được tư vấn và thăm khám trực tiếp xem bạn có đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ nâng mũi không.

- Bước 2: Sau khi đủ điều kiện nâng mũi, bạn sẽ được xét nghiệm tổng quan. Xét nghiệm này nhằm đảm bảo tính an toàn sức khỏe của bạn.

- Bước 3: Sát khuẩn và gây tê vùng mũi (có thể gây mê đối với nâng mũi cấu trúc sụn sườn). Gây tê là bước khá quan trọng và hầu hết các ca phẫu thuật nào đều phải gây tê nhằm giảm bớt nỗi sợ hãi đau đớn cho khách hàng.

- Bước 4: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình nâng mũi cấu trúc. 

Gây tê hạn chế đau đớn trong quá trình nâng mũi

- Bước 5: Khâu đóng vết thương và băng nẹp định hình mũi. Việc gắn băng nẹp sẽ cố định dáng mũi tránh di lệch và hạn chế tối đa tác động từ ngoại lực.

- Bước 6: Cắt chỉ mũi (thông thường khoảng 2 tuần sau phẫu thuật) và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Có nên nâng mũi cấu trúc không - 3 điều cần biết

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên chúng ta cần hiểu bản chất và quy trình thực hiện của nâng mũi cấu trúc. Dưới đây sẽ là tổng hợp các điểm cộng của nâng mũi cấu trúc.

Phù hợp với nhiều cơ địa

Đây được coi là điểm mạnh của kỹ thuật tiên tiến này bởi bất kỳ ai cũng có thể nâng mũi. Mũi to, mũi tẹt, cánh mũi to, mũ thô, cứng,... đều có thể thay đổi lại hình dáng mũi.

Ngoài ra, việc điều chỉnh mũi sẽ được dự đoán kết quả trước khi phẫu thuật. Chính vì vậy, nâng mũi cấu trúc sẽ không gây đào thải và để lại biến chứng.

Duy trì dáng mũi lâu dài

Hiện nay, nâng mũi cấu trúc sử dụng hoàn toàn sụn sinh học cho nên thời gian sử dụng mũi cũng dài hơn, kéo dài từ 10 đến 25 năm. Đây cũng là một con số không phải nhỏ.

Tái lập lại cấu trúc mũi

Nâng mũi cấu trúc sẽ tác động đến toàn bộ khuyết điểm trên khuôn mặt bạn. Điều này giúp khuôn mặt bạn có một tỷ lệ hài hòa hơn, tự nhiên hơn và vô cùng cân xứng.

Đối với những khách hàng mũi lệch, cánh mũi to, đầu mũi hếch, mụt thấp thì sẽ được chỉnh toàn bộ sao cho đẹp nhất. Sự điều chỉnh này sẽ giúp mũi bạn chắc chắn hơn, trông thẩm mỹ hơn và có cái nhìn hoàn hảo với đối phương.

Và câu trả lời cho “có nên nâng mũi cấu trúc không” là có nhé. Làm đẹp cho bản thân thì tại sao chúng ta không nên đầu tư?

Ngày nay thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại, quá trình nâng mũi cấu trúc cũng áp dụng rất nhiều máy móc tiên tiến để phục vụ, chăm sóc khách hàng. Vì thế, thời đại hiện đại đừng ngại làm đẹp nha các bạn. Làm đẹp cho bản thân tức là chúng ta đang yêu bản thân hơn, vì thế hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho bản thân, nhất là khuôn mặt nhé.

Trên đây là tổng hợp đầy đủ thông tin về nâng mũi cấu trúc và các quy trình nâng mũi. Hi vọng sau bài viết các bạn có thêm hiểu biết để trải nghiệm dịch vụ này một cách tốt nhất.