1/ Bao nhiêu tuổi mới nâng mũi?


Nâng mũi chỉ thực hiện đối với những trường hợp lứa tuổi đã trưởng thành. Độ tuổi nâng mũi >18 tuổi. Bởi lúc này hệ thống xương đã được định hình thành khung cố định, việc nâng mũi của bạn cũng dễ thực hiện và hạn chế tình trạng di lệch.

2/ Tôi nâng mũi bằng phương pháp độn sụn nhân tạo cách nay 5 năm. Vậy sau bao lâu phải thay mới sụn này? Có thể sử dụng vĩnh viễn được không?


Nâng mũi bằng sụn nhân tạo dưới góc nhìn của chuyên gia

Sụn nhân tạo tồn tại được bao lâu là câu hỏi thường gặp của nhiều người

Trong phẫu thuật nâng mũi các bác sĩ thường sử dụng sụn nhân tạo hay có thể kết hợp với sụn tự thân. Sụn nhân tạo cao cấp là các chất độn có độ tương thích cao với cơ thể, thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn nếu cơ địa thích hợp. Vì vậy nếu bạn đã phẫu thuật nâng mũi cách nay 5 năm mà dáng mũi vẫn ổn định thì hoàn toàn có thể an tâm.

Tuy nhiên, với các chất liệu sụn không đảm bảo chất lượng khiến thi thoảng bạn bị ngứa ngáy, khó chịu đầu mũi hoặc xuất hiện các biến chứng như viêm nhiễm, lộ sóng bóng đỏ, căng da thì nên đến bác sĩ kiểm tra. Trong trường hợp mũi hỏng sau 5 năm thì cần tháo sụn và tái phẫu thuật nâng mũi bằng các phương pháp và chất liệu tốt hơn.

3/ Tôi bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang thì có phẫu thuật nâng mũi được không?


Nâng mũi có thể thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật hay tiêm các chất làm đầy. Cả hai phương pháp này chỉ can thiệp vào các tổ chức dưới da vùng mũi, không liên quan tới đường hô hấp và các xoang vì vậy nếu bạn bị viêm mũi dị ứng và viêm xoang đã điều trị ổn định, có thể được chỉ định nâng mũi.

Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ không nên tiến hành nếu bạn trong giai đoạn cấp tính của tình trạng viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang. Như vậy trước khi tiến hành nâng mũi, bạn cần xét nghiệm sức khỏe tổng quan để biết có đủ điều kiện sức khỏe tham gia phẫu thuật hay không.

4/ Khi nào bạn nên sửa mũi?

Một số lý do khiến bạn buộc phải sửa lại mũi

Bạn nên sửa mũi trong một số trường hợp sau:

  • Mũi hỏng do phẫu thuật thẩm mỹ trước đó. Ví dụ mũi bị viêm nhiễm, tụt sóng, lộ sóng, bóng đỏ hoặc biến dạng.
  • Có thể sửa mũi khi dáng mũi nguyên bản mắc nhiều khuyết điểm. Hoặc đã từng nâng mũi nhưng chưa hài lòng về kết quả.

5/ Những trường hợp nào nên cân nhắc khi sửa mũi

Người có tiền sử dị ứng (dị ứng đồ ăn như hải sản, nấm, nhộng... và dị ứng thuốc, đặc biệt với nhóm kháng sinh penicillin) và các bệnh liên quan đến tình trạng dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm, viêm xoang dị ứng...).

Người có tiền sử dị ứng dễ có nguy cơ sốc phản vệ. Bạn cần thông báo cho Bs biết và nếu có phẫu thuật thị bạn cần được phẫu thuật tại bệnh viện. Vì tại bệnh viện mới đảm bảo các yếu tố về quy trình an toàn phẫu thuật (nhân viên có đủ trình độ, chuyên môn) và trang thiết bị cần thiết.

6/ Cắt cánh mũi có để lại sẹo không?


Cắt cánh mũi giúp đầu mũi thon gọn và thanh tú hơn

Phẫu thuật cắt cánh mũi thường thực hiện trong trường hợp cánh mũi bạn to và bè ra 2 bên gây mất thẩm mỹ.

Việc có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố cơ bản:

  • Kỹ thuật chuyên môn của bác sĩ
  • Chế độ chăm sóc hậu phẫu thuật (chế độ kiêng khem tránh để lại sẹo).

Đôi khi chúng ta phải cân nhắc giữa sự chọn lựa cánh mũi của bạn to bè (nếu bạn không muốn phẫu thuật )hoặc cánh mũi thon gọn với vết hằn hay sẹo mờ (nếu bạn đồng ý phẫu thuật). Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành thẩm mỹ hiện nay, thì gần như kỹ thuật thu gọn cánh mũi không hề để lại sẹo!

Chúc các bạn có những lựa chọn thông thái khi quyết định nâng mũi!