“Chào các chuyên gia và bác sĩ! Tôi năm nay đã 52 tuổi, liệu có đi nâng mũi được hay không? Mũi của tôi vừa thấp tẹt lại ngắn hếch, càng lớn tuổi càng lộ rõ phần lỗ mũi nên tôi rất mất tự tin. Hiện sức khỏe tôi ổn định, có thể đáp ứng cho cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên tôi lo sợ nâng mũi về già có sao không? Có bị biến chứng hay gì không? Phương pháp nào là phù hợp với tôi nhất? Mong bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi!”
[Nguyễn Thị Hoa - Q4, TP.HCM]
Trả lời:
Chào chị Hoa, cám ơn chị đã gửi câu hỏi về Diễn đàn nâng mũi. Với câu hỏi này, chúng tôi đã kết nối với bác sĩ Thảo Trang (Nguyên Giám đốc VTM NewFace, Q.10, TP.HCM). Trích lời Bác sĩ có những chia sẻ với chị và bạn đọc như sau:
Nâng mũi về già có sao không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Độ tuổi nâng mũi thích hợp
Trước hết, bạn cần hiểu rõ không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn phẫu thuật nâng mũi khi về già. Dựa vào nghiên cứu về sự phát triển của cơ thể, các chuyên gia khuyến cáo độ tuổi thích hợp để nâng mũi là từ 18 - 55 tuổi. Sở dĩ có sự quy định về giới hạn độ tuổi như trên là do:
18 tuổi trở lên là độ tuổi thích hợp nâng mũi vì lúc này cơ thể đã hình thành khung xương vững chắc. Bạn đã trải qua giai đoạn dậy thì vì vậy có thể yên tâm bước vào ca phẫu thuật chỉnh hình. Nếu bạn phẫu thuật sớm hơn (trước 18 tuổi), cơ thể đang có sự thay đổi về hooc môn và ngoại hình nên chiếc mũi của bạn dễ bị biến dạng theo sự phát triển đó. Chưa kể, những người quá trẻ dễ mắc tâm lý hoảng loạn và không biết cách xử lý khi không may ca phẫu thuật để lại biến chứng. Vì vậy các bác sĩ khuyên bạn nên nâng mũi khi đã đủ tuổi trưởng thành.
Còn nâng mũi về già thì sao? Không nên phẫu thuật nâng mũi khi đã bước qua tuổi 55. Bởi vì sau 55 tuổi, cơ thể bạn bị lão hóa nhanh chóng và rõ rệt. Làn da nhăn nheo, chảy xệ là điều khó tránh khỏi. Các mô xương cũng bị xơ cứng, khó có thể tiếp nhận và thích nghi với chất liệu sụn nhân tạo. Do đó, nâng mũi sau 55 tuổi không thể đẹp và bền như độ tuổi 20 - 40.
Tuy nhiên, với độ tuổi 52 và tình trạng sức khỏe ổn định, hoàn toàn có thể nâng mũi mà không lo ảnh hưởng gì. Thực tế có những người ngoài 60 tuổi, vẫn đi phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên rủi ro cao hơn nên các bác sĩ khuyến cáo không nên nâng mũi khi quá lớn tuổi.
Phẫu thuật nâng mũi về già có sao không?
Nâng mũi về già có bị biến chứng gì không là băn khoăn của rất nhiều người. Để biết biến chứng nâng mũi có xảy ra hay không cần xét theo 2 trường hợp:
- Nâng mũi khi còn trẻ và theo thời gian khi về già, dáng mũi có ảnh hưởng gì không?
- Nâng mũi khi tuổi đã già, dáng mũi có bị biến chứng không?
Trường hợp 1: Nâng mũi có ảnh hưởng về già không?
Nâng mũi gần như không ảnh hưởng gì khi bạn về già
Dáng mũi sau nâng khi về già cơ bản không ảnh hưởng gì nhiều. Bởi những loại sụn sinh học cao cấp hay sụn tự thân lúc này đã tồn tại và thích nghi trong cơ thể, qua nhiều năm không bị biến chứng gì thì khi về già cũng hoàn toàn yên tâm nó vẫn duy trì bền vững. Nhưng chính sự lão hóa của cơ thể lại là nguyên nhân khiến mũi có thể gặp một số biểu hiện “xập xệ” như:
- Cơ thể lão hóa nên liên kết giữa collagen và elastin trở nên lỏng lẻo, các mô liên kết không được chặt chẽ, các sụn cấy ghép cũng bị rời rạc hơn
- Da mũi nhăn nheo, chảy xệ
- Nếu nâng mũi bằng sụn tự thân, thì cơ thể có thể sẽ mài mòn phần sụn hoặc sụn tự teo lại, dáng mũi không được đầy đặn như lúc còn trẻ.
- Đầu mũi khi về già có thể bị chảy xệ theo sự lão hóa của cơ thể, có thể bị tụt sóng hay lệch vẹo.
Những biến chứng này trở nên khó kiểm soát vì đây là biểu hiện bình thường của quá trình sinh hóa cơ thể. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì hậu quả nâng mũi khi về già chỉ xảy ra khi thực hiện nâng mũi bằng công nghệ lỗi thời, hoặc tay nghề bác sĩ kém hoặc chất liệu sụn không đảm bảo. Với công nghệ hiện đại như hiện nay, chỉ cần chọn được địa chỉ nâng mũi uy tín, kết hợp chăm sóc hậu phẫu thật tốt, bạn hãy yên tâm dáng mũi vẫn bền đẹp ngay cả khi bạn đã về già.
Trường hợp 2: Nâng mũi về già có sao không?
Với công nghệ nâng mũi hiện đại, nâng mũi về già không đáng lo ngại nếu bạn đủ sức khỏe
Đã đụng vào dao kéo chắc chắn sẽ đi kèm những rủi ro (tỷ lệ rủi ro trong ngưỡng cho phép khoảng 1- 3%). Với những người nâng mũi khi về già, tỷ lệ rủi ro đó cao hơn so với những người trẻ (khoảng 3 - 5%). Điều này cũng dễ hiểu vì cơ thể già nua sẽ khó can thiệp khi chỉnh hình mũi. Nâng mũi về già có sao không, có bị biến chứng gì không phụ thuộc nhiều vào tình hình sức khỏe của bạn.
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải khi nâng mũi về già:
- Thời gian lành thương lâu hơn, mũi khó lành
- Dáng mũi không chuẩn đẹp 100% vì nâng mũi tuổi già khó định hình sụn
- Sưng tím kéo dài hơn, dễ bị viêm nhiễm do sức đề kháng yếu
- Khó tiếp nhận vật liệu mới vào cơ thể, có thể gây nên biến chứng do dị ứng với sụn.
Đối với những ca nâng mũi khi về già, bác sĩ cần tỉ mỉ trong từng thao tác. Do đó, bạn nên tham khảo thật kỹ những địa chỉ nâng mũi đẹp và uy tín để tránh những biến chứng về sau. Đồng thời, bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn trực tiếp phương pháp nâng mũi nào an toàn và phù hợp nhé.
Nâng mũi khi về già không đáng lo ngại khi gặp được bác sĩ phẫu thuật “mát tay” và một chế độ chăm sóc hậu phẫu đúng chuẩn. Chúc bạn sớm cải thiện dáng mũi và tự tin với diện mạo mới!