Sau đây là một số chia sẻ của bác sĩ chuyên sâu phẫu thuật thẩm mỹ mũi:
- Trước hết là cần “nghiên cứu” kỹ về chiếc mũi hiện có của mình, để xác định xem cần phải cải thiện theo hướng nào cho phù hợp nhất với khuôn mặt của mình. Nếu có thể, bạn hãy chụp ảnh khuôn mặt mình ở một số góc độ khác nhau, đưa vào máy tính sử dụng photoshop để “thử” chỉnh sửa để tìm ra một vài phương án mà bạn cảm thấy hài lòng nhất.
- Lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp. Hiện có 3 phương pháp nâng mũi phổ biến:
✔ Nâng mũi sụn nhân tạo: Chỉ có tác dụng nâng cao sống mũi, nên chỉ thích hợp với những người có một form mũi sẵn và độ đàn hồi da tốt.
✔ Nâng mũi bọc sụn: Chỉ áp dụng cho những người có form mũi sẵn. Tuy nhiên, với kỹ thuật bọc sụn tự thân (hoặc sụn sinh học) đầu mũi thì các khuyết điểm như bóng đỏ, mỏng da sẽ được khắc phục khá hiệu quả.
✔ Nâng mũi cấu trúc: Là phương pháp thẩm mỹ mũi toàn diện, có khả năng chỉnh sửa khuyết điểm của mũi từ sống mũi, đầu mũi, trụ mũi đến cánh mũi để tạo ra dáng mũi cân đối, hài hòa với tổng thể gương mặt.
Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi
Do đó, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về các kỹ thuật nâng mũi và các loại vật liệu để có được lựa chọn phù hợp nhất. Tất nhiên, đừng quên cân đối khả năng tài chính của mình, bởi mức độ chênh lệch về giá cả giữa các kỹ thuật và vật liệu là khá đáng kể.
- Cần tìm được một địa chỉ có uy tín, đáng tin cậy để giúp bạn “hiện thực hóa ước mơ”. Đó phải là những cơ sở có giấy phép hoạt động, bác sĩ có giấy phép hành nghề, có quy trình dịch vụ chặt chẽ, chu đáo. Và nhất là được nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại đó thừa nhận, tín nhiệm.
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị kỹ về tâm lý. Bởi bất cứ phương pháp can thiệp xâm lấn nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ dị ứng, tai biến, hoặc kết quả không như mong muốn. Ngay cả khi sử dụng kỹ thuật tiên tiến, vật liệu tối ưu, tay nghề bác sĩ ở mức “thượng thừa”, thì đôi khi, chính cơ địa của bạn lại là nguyên nhân dẫn tới những điều không mong muốn. Và bạn cần chuẩn bị tâm lý đón nhận điều đó một cách bình tĩnh nhất để tìm cách xử lý trong những bước tiếp theo – nếu có.
- Cuối cùng, cần phải chuẩn bị tốt về sức khỏe và một số vấn đề khác, như: Không nên trang điểm đậm vùng mặt vì sẽ làm vết mổ sưng nhiều và lâu hồi phục hơn một gương mặt sạch; Giữ vệ sinh sạch vùng mặt, nhất là vùng mũi và lông mũi trước khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc; Không nên ăn, uống trước phẫu thuật ít nhất 4 tiếng; Tránh nâng mũi vào các ngày “đèn đỏ” (kinh nguyệt) đối với phụ nữ; Không sử dụng các chất kích thích, không thức khuya vào đêm hôm trước khi phẫu thuật; Thông báo cho bác sĩ biết tiền sử y khoa như dị ứng thuốc, kháng sinh, hải sản, mỹ phẩm… để bác sĩ có điều chỉnh tốt nhất cho ca phẫu thuật; Đối với các bạn đang nghi ngờ hoặc chắc chắn mình đang mang thai thì không nên nâng mũi cấu trúc. Bởi trong quá trình phẫu thuật, các bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh, thuốc tê và một số thuốc khác có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Sự thay đổi thần kỳ của gương mặt trước và sau phẫu thuật nâng mũi
Thêm một lời khuyên, bạn nên lựa chọn đúng những địa chỉ đáng tin cậy, những trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, mắt thẩm mỹ tinh tế, thường xuyên cập nhật các kỹ thuật nâng mũi tiên tiến nhất hiện nay, mà còn được trang bị đầy đủ máy móc, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo các yếu tố vô trùng.
Nếu tốt hơn thì cần tìm hiểu để lựa chọn những trung tâm thẩm mỹ có quy trình kiểm tra sức khỏe và theo dõi quá trình phẫu thuật chặt chẽ, kèm theo đó là hướng dẫn tận tình cho bệnh nhân cách chăm sóc sau khi nâng mũi cấu trúc kết thúc, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong và sau quá trình phẫu thuật.
Khi đi phẫu thuật thẩm mỹ, nên đi cùng người thân để có những hỗ trợ cần thiết.
PV