Nâng mũi bằng sụn nhân tạo cụ thể là như thế nào?

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo thực chất là kỹ thuật cải thiện dáng mũi bằng chất liệu độn với tác dụng chính là nâng cao sóng mũi.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sụn nhân tạo trong đó có 3 loại chính:

Sụn silicon là chất liệu đầu tiên ứng dụng trong nâng mũi và được sử dụng lâu đời trong các ca nâng mũi truyền thống. Sụn được làm từ chất liệu plastic với đặc điểm cứng, dễ gọt dũa. Kích thước sụn chuẩn tỷ lệ vàng. Thời gian duy trì kéo dài trên dưới 5- 15 năm. Tuy nhiên sụn silicon có nhược điểm là trọng lượng nặng, tạo áp lực lên đầu mũi gây ra tình trạng bóng đỏ hoặc lâu ngày dẫn đến tình trạng bao xơ, vôi hóa. Sự kết nối của sụn không cao do đó dễ bị xô lệch dẫn tới tình trạng vẹo sống mũi. Với những người có cơ địa nhạy cảm không nên sử dụng loại sụn này dễ gây biến chứng do dị ứng.

- Sụn sinh học cao cấp là loại sụn có hình dáng dọc theo sống mũi, phần gần sóng mũi có khấc nối rõ ràng. Nó được thiết kế theo dạng lỗ micro li ti, cho phép mạch máu chạy qua tạo thành 1 thể thống nhất. So với sụn silicon, loại sụn này có độ bám dính cao hơn. Nhờ cấu tạo tương tự như sụn tự thân mà sụn sinh học có tính tương thích cao hơn 80%. Đặc điểm cấu tạo của sụn khớp với sống mũi nên tương đối ổn định. Thời gian duy trì từ 10 năm tới 30 năm. Tuy nhiên, sụn sinh học chỉ nên thực hiện với trường hợp phần sống mũi có độ lướt cao, các trường hợp còn lại muốn can thiệp thì cần chỉnh hình xương hoặc đệm lướt thêm lớp megaderm trong trườn hợp da mũi quá mỏng. Mặc dù nhẹ hơn so với sụn silicon nhưng sụn vẫn tạo áp lực nhất định lên đầu mũi chính vì vậy bác sĩ hay sử dụng sụn tai để bọc phần đầu mũi.

Sụn Nanoform là chất liệu sụn nhân tạo hiện đại và mới nhất hiện nay. Đây là bước đột phá về khả năng tương thích và độ bền của mũi. Thành phần chính của sụn nanoform là nguyên liệu ePTFE. Đây là chất liệu được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (viết tắt là FDA) chứng nhận an toàn với sức khỏe của khách hàng. Sụn nanform cũng được xếp vào dòng sụn sinh học cao cấp, khắc phục được hầu hết các vấn đề. Tính tương thích cao phù hợp với hầu hết mọi cơ địa.Trọng lượng sụn nhẹ không ảnh hưởng tới đầu mũi. Tính liên kết chặt chẽ nhờ cấu tạo từ chất liệu xốp giúp mạch máu và các mô có thể len lỏi qua, bám chặt vào sụn để tạo thành một khối bền chặt. Bên cạnh những ưu điểm trên, sụn Nanoform có giá thành khá cao.

Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ nâng mũi cấu trúc 4D Nanoform là gì?

Ưu và nhược điểm của sụn nhân tạo

Sụn nhân tạo có những ưu nhược điểm nhất định

Ưu điểm

- Sụn nhân tạo có đặc điểm mềm mại và dẻo dai dễ cắt gọt tạo hình và uốn gấp theo các dáng mũi khác nhau.

- Chi phí nâng mũi bằng sụn nhân tạo phải chăng hơn rất nhiều so với các kỹ thuật nâng mũi tự thân.

- Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại sụn nhân tạo với nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau mang tới nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

- Thời gian thực hiện nhanh chóng, phương pháp phẫu thuật đơn giản.

Nhược điểm

- Giới hạn đối tượng thực hiện phẫu thuật, hầu như chỉ phù hợp với người có mũi ít khuyết điểm muốn nâng cao sóng mũi. Các trường hợp phức tạp hơn người thực hiện sẽ cần các kỹ thuật cao cấp hơn như nâng mũi cấu trúc toàn bộ dáng mũi, hoặc nâng mũi bọc sụn...

- Khả năng tương thích kém hơn so với sụn tự thân. Chống chỉ định với các cơ địa nhạy cảm.

- Một số trường hợp da mũi mỏng, sau một thời gian có thể xảy ra tình trạng sụn nhân tạo tụt sóng sẽ khiến đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sóng.

Những ai nên thực hiện nâng mũi nhân tạo

Nâng mũi nhân tạo dễ thực hiện nhưng không phải trường hợp nào cũng nên áp dụng kỹ thuật này.

Đa phần, kỹ thuật này phù hợp với người mũi thấp. Bạn chỉ nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo khi cơ địa không quá nhạy cảm. Dáng mũi đã tương đối đẹp, không quá nhiều khuyết điểm chỉ cần nâng cao sóng mũi là cấu trúc mũi sẽ trở nên hoàn hảo.

Quy trình 7 bước nâng mũi nhân tạo

Một quy trình nâng mũi nhân tạo thường trải qua 7 bước sau đây:

Bước 1: Trực tiếp thăm khám và tư vấn cùng bác sĩ phẫu thuật

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Bước 3: Phác thảo dáng mũi trước khi phẫu thuật

Bước 4: Sát khuẩn vùng mũi

Bước 5: Tiến hành phẫu thuật và xem dáng mũi trước khi đóng vết khâu

Bước 6: Bác sĩ nẹp cố định dáng mũi, khâu đóng vết thương và dặn dò hậu phẫu

Bước 7: Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Top 5 câu hỏi thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo

Trong quá trình tìm hiểu về các phương pháp nâng mũi sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Dưới đây là đáp án cho 5 câu hỏi thường gặp khi nâng mũi sụn nhân tạo.

Những câu hỏi xung quanh nâng mũi bằng sụn nhân tạo

#1 Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không?

Nâng mũi sụn nhân tạo sẽ an toàn nếu như kỹ thuật nâng mũi này được thực hiện ở cơ sở uy tín, với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và chất liệu nâng đảm bảo. Ngoài ra, nên lưu ý cơ địa nhạy cảm dễ kích ứng tuyệt đối không nên thực hiện kỹ thuật này.

#2 Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có tốt không?

Đối với các trường hợp khuyết điểm nhẹ, sóng mũi thấp muốn cải thiện thì nâng mũi bằng sụn nhân tạo là phương án rất tốt, được đánh giá nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả. Các trường hợp dáng mũi nhiều khuyết điểm, phức tạp cần can thiệp sâu thì bạn nên cân nhắc kết hợp sử dụng sụn tự thân.

#3 Nâng mũi bằng sụn nhân tạo được bao lâu?

Với chất liệu sụn nhân tạo là silicon dáng mũi sẽ duy trì trong 3 - 10 năm, sụn sinh học 10 - 30 năm. Bên cạnh yếu tố về mặt chất liệu, độ bền sau nâng mũi còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, cơ địa từng người và quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật.

#4 Nâng mũi nhân tạo có đau không?

Kỹ thuật nâng mũi sụn nhân tạo rất nhanh chóng chỉ kéo dài từ 45 - 60 phút. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật bác sĩ sẽ gây tê do vậy không hề đau đớn.

#5 Sau khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo có cần kiêng gì không?

Tương tự như bất cứ một cuộc phẫu thuật nào, sau khi nâng mũi bạn nên kiêng các đồ ăn dễ gây sẹo lồi như rau muống, đồ nếp. Ngoài ra tránh các thức ăn làm chậm quá trình làm lành vết thương như hải sản, thịt bò, thịt gà, hải sản. Tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích rượu bia trong 2 - 3 tháng đầu sau nâng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Mọi câu hỏi thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp cụ thể nhất.