Nguyên nhân nâng mũi bị biến chứng

Mũi là điểm nhấn quan trọng trên gương mặt đóng vai trò quyết định diện mạo của một người. Hiện nay, số lượng những người Việt lựa chọn nâng mũi để thay đổi diện mạo ngày càng tăng. Cùng với đó, sự xuất hiện của các ca nâng mũi bị biến chứng cũng đang có dấu hiệu tăng lên theo thời gian.

Tình trạng mũi bị hỏng, lệch, tụt sóng biến chứng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân dưới đây:

- Địa chỉ nâng mũi kém chất lượng không được cấp phép:

Những cơ sở chui này mọc lên với những lời quảng cáo có cánh và mức giá rẻ không ngờ để đánh lừa khách hàng. Do đó cần hết sức tỉnh táo trước những lời mời gọi hấp dẫn về những ca phẫu thuật nâng mũi giá rẻ không ngờ.

- Tay nghề bác sĩ non kém:

Không ít các cơ sở thẩm mỹ có đội ngũ bác sĩ không có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Thậm chí tại các cơ sở nhỏ lẻ, có những bác sĩ “tay ngay” không có chứng chỉ hành nghề mà vẫn hiên ngang thực hiện phẫu thuật.

- Vật liệu nâng không đảm bảo gây dị ứng:

Hiện nay có không ít các loại sụn giả, sụn kém chất lượng trà trộn vào thị trường làm đẹp. Nếu không lựa chọn những cơ sở uy tín khách hàng có thể bị đặt những loại sụn này vào cấu trúc mũi mà không hề hay biết.

- Nâng mũi bị dị ứng sụn:

Một số trường hợp cơ địa khách hàng không tương thích với chất liệu nâng gây ra biến chứng.

Khách hàng nâng mũi ai cũng mong muốn được cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên khi nâng mũi bị biến chứng khiến diện mạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những vấn đề này không chỉ tác động xấu về mặt thẩm mỹ mà còn gây nên tâm lý hoang mang lo sợ về mặt tinh thần. Khách hàng sẽ mất một khoản chi phí rất lớn để tiến hành các cuộc phẫu thuật sửa chữa, tái cấu trúc lại dáng mũi.

Các trường hợp biến chứng sau nâng mũi thường gặp

Hiện nay, các trường hợp biến chứng sau nâng mũi rất đa dạng. Dưới đây là một số trường hợp điển hình.

Các trường hợp biến chứng sau nâng mũi thường gặp

Nâng mũi bóng đỏ

Sau khoảng thời gian từ 1- 2 năm, mũi có thể xảy ra hiện tượng bóng đỏ. Nguyên nhân là bởi chất liệu nâng quá cứng và nặng tạo áp lực lên phần đầu mũi. Vùng da đầu mũi vốn mỏng, không thể đỡ được sóng sụn. Qua thời gian, da mũi mỏng dần đi và xảy ra hiện tượng bóng đỏ.

Những người sử dụng sụn nhân tạo truyền thống và công nghệ nâng mũi cũ hầu như đều gặp phải tình trạng này.

Nâng mũi bị lòi sụn

Trên thực tế, có không ít cơ sở thẩm mỹ sử dụng sụn nâng mũi được cắt gọt từ khối silicon lớn. Loại sụn này rất cứng và không ăn khớp theo dáng mũi. Khi được đặt trong mũi một thời gian sẽ bào mòn da và đâm thủng da lòi sụn mũi ra bên ngoài rất mất thẩm mỹ.

Một nguyên nhân nữa có thể kể đến đó là sụn được đặt với vị trí quá nông, kích thước lớn. Thậm chí nếu để lâu có thể gây ra hoại tử rất nguy hiểm.

Nâng mũi bị lệch sau khi nâng

Đây là tình trạng vách ngăn hoặc sóng mũi bị lệch hẳn sang một bên. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, có thể trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã không đặt sống mũi chắc chắn, không cố định. Sau một thời gian, khi cơ thể vận động phần sụn được đặt vào mũi bị lệch ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Trong trường hợp phát hiện mũi bị lệch, bạn nên tới địa chỉ đã thẩm mỹ để được điều chỉnh lại.

Nâng mũi bị nhiễm trùng da, hoại tử

Đây được xem là trường hợp nâng mũi biến chứng có hậu quả nặng nề nhất. Nguyên nhân chính khiến nâng mũi bị hoại tử là do cơ địa không tương thích với vật liệu nâng gây nhiễm trùng da và đau nhức. Một nguyên nhân khách chính là cách chăm sóc hậu phẫu không đúng cách khiến mũi bị viêm nhiễm. Vì vậy, bạn cần lựa chọn những bệnh viện thẩm mỹ uy tín, phòng phẫu thuật được khử trùng kỹ càng, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đồng thời cần thực hiện đúng y lệnh bác sĩ sau khi phẫu thuật để đảm bảo mũi lành thương nhanh nhất.

Cách xử lý khi bị biến chứng sau nâng

Trong trường hợp không may nâng mũi bị biến chứng, bạn cần hết sức bình tĩnh không cần quá lo lắng. Đầu tiên thực hiện vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Sau đó đến ngay các cơ sở y tế đảm bảo gần nhất hoặc địa chỉ đã thẩm mỹ để thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự xử lý tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ.

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng nâng mũi bị biến chứng?

Cách ngăn ngừa tình trạng nâng mũi bị biến chứng

Mặc dù các trường hợp biến chứng khó có thể lường trước được. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể có những biện pháp để hạn chế tối đa tình trạng biến chứng kể trên. Để ca phẫu thuật nâng mũi hạn chế xảy ra tình trạng biến chứng hãy tham khảo những lời khuyên được liệt kê dưới đây:

- Lựa chọn các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ mũi uy tín, chất lượng có cơ sở vật chất hiện đại.

- Lựa chọn bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm

- Khi quyết định phương pháp nâng cần ưu tiên yếu tố phù hợp, an toàn hơn là lựa chọn vì giá rẻ

- Tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ chất liệu nâng. Ưu tiên lựa chọn chất liệu nâng là sụn tự thân để tính tương thích cao, hạn chế tình trạng dị ứng với cơ địa.

- Có chế độ dinh dưỡng và vận động sau khi nâng mũi hợp lý.

Mong muốn sở hữu dáng mũi thanh tú, cao ráo tạo điểm nhấn trên gương mặt là nhu cầu chính đáng của phái đẹp. Hy vọng những thông tin nâng mũi bị biến chứng cung cấp trong bài viết đã giúp chị em phần nào bớt đi tâm lý lo lắng và tích lũy cho mình những kinh nghiệm cần trước khi phẫu thuật nâng mũi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với diễn đàn nâng mũi để nhận được câu trả lời sớm nhất và hoàn toàn miễn phí.