Độ phổ biến của nâng mũi đã lan ra toàn thế giới, ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới vì nó mang lại hiệu quả thẩm mỹ quá rõ ràng. Tuy nhiên làm mũi có nguy hiểm không vẫn là một thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu làm mũi có nguy hiểm không qua nội dung bài viết sau.
Làm mũi có nguy hiểm không?
Khá là vô căn cứ khi nói đây là một phương pháp nguy hiểm bởi công nghệ đã được kiểm định, thực hiện hàng chục năm nay, đảm bảo an toàn cao cho khách hàng.
Tuy là can thiệp dao kéo nhưng chỉ dừng lại ở vùng ngoài da mô mềm, sụn mũi, chứ không đụng vào các xoang, xương nên tất cả các hoạt động chức năng mũi đều không bị ảnh hưởng.
Dù vậy, cũng như bất kì một ca phẫu thuật nào khác, nâng mũi vẫn sẽ tiềm ẩn những rủi ro biến chứng hiếm gặp. Tuy nhiên, chúng chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 1%. Công nghệ hiện đại ngày nay giúp quá trình phẫu thuật được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn biến chứng ngay từ đầu
Làm mũi có nguy hiểm không chỉ có nếu đến từ sự cố phẫu thuật do chọn kĩ thuật công nghệ cũ, bác sĩ không có chuyên môn, trình độ, cơ sở vật chất, phòng phẫu thuật không đúng chuẩn cũng là tác nhân gây ra rủi ro biến chứng.
Tổng hợp một số biến chứng sau nâng mũi
+Mũi bị lệch vẹo
Trong quá trình thực hiện nâng mũi, nếu thao tác bác sĩ đặt sụn nâng sống không chính xác, bị nghiêng về 1 bên, hoặc chính bạn chăm sóc hậu phẫu không cẩn thận để va chạm mạnh cũng dễ bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
+Mũi bóng đỏ, lộ sống
Khi nâng mũi bằng sụn không rõ nguồn gốc là hàng trôi nổi thì giá thành rẻ nhưng ngược lại nhiều khả năng sụn quá gồ ghề, sần sùi, sụn quá nặng tì đè lên da mũi vốn mỏng manh thì khả năng bóng đỏ lộ sống sẽ nhanh xảy ra.
+Thủng da đầu mũi, lòi sụn
Khi để quá lâu biến chứng bóng đỏ, lộ sống. Lâu ngày da mũi không còn chống đỡ được nữa. Sau một thời gian, sụn nâng mũi có thể đâm thủng da mũi và lộ ra ngoài rất mất thẩm mỹ.
+Viêm nhiễm, hoại tử mũi
Đây là biến chứng rất hiếm gặp nhưng độ nguy hiểm thì hàng top đầu. Nguyên nhân là do điều kiện phẫu thuật không đảm bảo, dụng cụ phẫu thuật không kỹ lưỡng, môi trường không tiệt trùng tại những cơ sở hoạt động “chui”, sẽ khiến cho mũi nhanh chóng nhiễm trùng và bưng mủ, thậm chí hoại tử.
Tiêu chí chọn thẩm mỹ viện an toàn
Như đã trả lời câu hỏi làm mũi có nguy hiểm không từ phần trên, yếu tố an toàn trong nâng mũi nằm rất nhiều ở sự lựa chọn. 1 ca phẫu thuật nâng mũi an toàn bắt buộc phải đảm bảo đồng thời những yếu tố quan trọng sau:
+Cơ sở thẩm mỹ có giấy phép hành nghề
Một lý lịch đẹp là điều đầu tiên để kiểm chứng độ minh bạch của cơ sở thẩm mỹ. Giấy phép hoạt động từ Sở Y Tế cho thấy cơ sở đã được kiểm định về cơ sở vật chất, điều kiện nhân lực.
+Chất liệu sụn nâng
Cơ sở thẩm mỹ chất lượng cũng đảm bảo dùng sụn nâng được kiểm định tốt với cơ thể, có tuổi thọ cao, hạn chế được hiện tượng đào thải, dị ứng.
Bên cạnh đó, nếu chất liệu sụn nâng cao cấp sẽ nhẹ hơn, vẫn nâng được sống mũi cao tự nhiên, tránh được dấu hiệu thô cứng của một số loại sụn nâng khối lớn.
+Kỹ thuật tay nghề bác sĩ
Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ thẩm mỹ tạo nên 80% diện mạo của bạn và cũng hạn chế được tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Các bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu về thẩm mỹ, có tay nghề và kinh nghiệm từ 10 năm để đảm bảo an toàn và xử lý tốt các rủi ro có thể có.
+Chọn công nghệ nâng mũi hiện đại
Có nhiều công nghệ nâng mũi với tên gọi đa dạng nhưng tựu trung lại vẫn ở 4 dạng chính: nâng mũi đặt sống, bọc sụn, cấu trúc, sụn sườn. Chỉ khi chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng bản thân thì mới có kết quả đẹp và hạn chế được sự cố phẫu thuật.
Cũng không hẳn công nghệ mắc nhất mới tốt nhất mà là hợp lý với bản thân mình nhất mới là lựa chọn ưu việt.
+Chế độ chăm sóc
Khác biệt so với các yếu tố trên, đây là yếu tố thuộc sự quyết định từ chính chế độ, cách chăm sóc hậu phẫu của bạn.
Làm tốt mọi bước mà về chăm sóc sơ sài, thuốc uống không đúng chỉ định, kiêng khem kém thì kết quả cũng chẳng thể khả quan.
Do vậy, nên tìm hiểu kỹ và tuân thủ phác đồ tự chăm sóc hậu phẫu để có được chiếc mũi đẹp mà không lo nguy hiểm bạn nhé.