"Xin chào các chuyên gia và bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, dáng mũi thấp lệch, gần như không thấy sóng. Em tính nâng mũi cấu trúc nhưng đang băn khoăn nên nâng mũi bằng sụn tự thân hay sụn nhân tạo, vậy cái nào tốt hơn ạ?"

[Hoàng Huyền - Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh] 

Trả lời: 

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về Diễn đàn nâng mũi. Với thắc mắc này các chuyên gia của chúng tôi xin giải đáp bạn như sau: 

PTTM không còn là thuật ngữ xa lạ trong thời đại ngày nay, nó được xem như “liều thuốc” giúp chị em tự tin hơn về nhan sắc. Đôi khi chỉ cần thay đổi dáng mũi là thay đổi toàn bộ đường nét trên khuôn mặt. Nhưng nên chọn phương pháp nào, chọn vật liệu gì lại là vấn đề mà nhiều chị em đang cân nhắc. Thực tế việc lựa chọn vật liệu nâng mũi không phụ thuộc vào tuổi hay giới tính mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ khó của mũi, mong muốn của khách hàng, trình độ tay nghề của bác sĩ... 

Không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp nhất 

Các chuyên gia cho rằng, không có vật liệu tốt nhất, phương pháp đẹp nhất mà chỉ có vật liệu và phương pháp phù hợp nhất. Bởi tất cả đều có ưu và khuyết điểm. Sử dụng sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn (gọi chung là sụn tự thân) có những ưu điểm như độ tương thích cao gần như tuyệt đối, không tốn chi phí mua vật liệu và dáng mũi tự nhiên như mũi thật.  

Tuy nhiên nâng mũi bằng sụn tự thân có nhược điểm là có thể tạo sẹo vùng lấy sụn (tai, sườn) trong trường hợp bác sĩ non kinh nghiệm. Hay nâng mũi bằng sụn tự thân không thể nâng cao như sụn nhân tạo, vì sụn tự thân cần được nuôi dưỡng bằng các mô máu để tạo thành 1 thể thống nhất. Nếu không đủ lượng chất dinh dưỡng nuôi sụn, sụn có thể bị teo ngót thậm chí hoại tử. Ngoài ra, sau ca phẫu thuật, khách hàng sẽ đau nhiều hơn do phải chịu tổn thương các vùng cơ quan khác nơi phẫu thuật lấy sụn. Điều đó đồng nghĩa bác sĩ thực hiện nâng mũi bằng sụn tự thân phải là người dày dặn kinh nghiệm để có thể xác định chính xác tỷ lệ dáng mũi, cũng như cân đong lượng sụn phù hợp đặt vào khoang mũi. 

Đối với sụn nhân tạo, hiện nay có rất nhiều vật liệu nhân tạo với nhiều mức giá khác nhau. Sụn nhân tạo bao gồm sụn silicon truyền thống, sụn sinh học cao cấp như nano form, surgiform, gore-tex… Đặc điểm của các loại sụn này là được đúc khuôn sẵn nên dễ tạo hình, tuy nhiên độ tương thích chỉ khoảng 90 - 95%, nguy cơ đào thải chất liệu cao hơn so với nâng mũi sụn tự thân. Điểm cộng của sụn sinh học cao cấp là ít teo ngót mà vẫn có thể bám chắc (các mạch máu chạy vào các lỗ li ti trong khoang sụn tạo thành 1 thể thống nhất) khắc phục được các nhược điểm của mũi. 

Tùy cơ địa từng người, bác sĩ sẽ tư vấn loại sụn phù hợp. Cũng tùy theo trình độ tay nghề của bác sĩ mà kết quả thẩm mỹ sẽ khác nhau.

Để có được dáng mũi đẹp và an toàn, bạn nên chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín có chuyên môn để được bác sĩ tư vấn loại sụn và phương pháp nâng mũi phù hợp. Chúc bạn sớm có được dáng mũi chuẩn đẹp như mơ ước!