Các bức ảnh trước và sau thẩm mỹ cho thấy kết quả rõ rệt nhờ vào quy trình nhanh chóng, giảm đau tối thiểu với chi phí thấp hơn nhiều so với phẫu thuật nâng mũi.

Nhưng trong khi xu hướng mới này có vẻ như là một giải pháp dễ dàng, các bác sĩ cảnh báo rằng đó thực sự là một nguy cơ, khi giá cả cũng như mặt trái của truyền thông xã hội góp phần thúc đẩy sự phổ biến của nó.

Bác sĩ Cangello của Cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ Cangello Plastic tại thành phố New York (Hoa Kỳ) nói với Fox News rằng chính sự phổ biến của các bức ảnh selfies đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu thẩm mỹ mũi, cả phẫu thuật và không phẫu thuật.

"Tôi nghĩ rằng mọi người được tự giác hơn bởi tần suất họ tự chụp ảnh mình. Điều này dẫn đến việc họ tìm cách sửa chữa những khiếm khuyết theo nhận thức của riêng họ", ông nói.

Các ca thẩm mỹ mũi sử dụng các chất làm đầy như Restylane hoặc Juvederm để lấp đầy các vùng thiếu hụt cấu trúc trong mũi, theo bác sĩ Cangello. Họ có thể "ngụy trang" những điểm không hoàn hảo, làm cho mũi có vẻ đẹp hơn. Kết quả kéo dài trung bình khoảng sáu tháng, nhưng một số khách hàng có thể lên đến một năm, tùy thuộc vào những gì đã được thực hiện.

Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn sử dụng "con dao hai lưỡi" này, mặc dù sử dụng filler hay các chất làm đầy khác là một lựa chọn tương đối rẻ tiền và dễ dàng hơn so với phẫu thuật. Bởi chúng có một số nhược điểm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng - Tiến sĩ Cangello cảnh báo quy trình này không nên được sử dụng như một giải pháp lâu dài.

"Các chất làm đầy có xu hướng lan rộng, vì nó giống như một loại gel trái ngược với vật liệu rắn. Theo thời gian, chấn thương lặp đi lặp lại do tiêm kim gây viêm, và chính chất liệu độn này gây ra phản ứng viêm", ông nói với Fox News.

Nguy cơ viêm nhiễm cùng với sự tích tụ của chất làm đầy lan truyền qua các mô (thay vì giữ nguyên vị trí ban đầu) có thể dẫn đến sự dày lên của mô mềm mũi, dẫn đến hình dạng rộng hơn và cồng kềnh hơn - theo Bác sĩ Cangello.

 

Ông cũng cảnh báo rằng mọi người cần cảnh giác với những bức ảnh biến đổi cực đoan trên phương tiện truyền thông xã hội, ngay cả khi chúng được đăng bởi bác sĩ. "Nếu một cái gì đó có vẻ quá tốt là đúng trong các bức ảnh trước và sau, bạn có quyền đặt câu hỏi về tính xác thực. Tôi đã được nghe tận mắt rằng một số bác sĩ lâm sàng đã làm cho mũi to hơn so với lúc bắt đầu (trong ảnh trước khi chụp) bằng cách sử dụng Photoshop. Vì vậy, hình ảnh trước và sau của họ cho thấy những cải tiến thực sự ấn tượng. Nếu một cái mũi trước đó trông thô kệch nhưng sau đó trông nhỏ nhắn, xinh xắn hơn trong bức ảnh sau, bạn thực sự phải cẩn thận. Một số ảo ảnh quang học có thể xảy ra do thay đổi hình dạng của mũi, bạn thực sự không thể làm cho mũi được cải thiện chỉ bằng cách thêm vật liệu vào nó", tiến sĩ Cangello cảnh báo.

Vì những lý do này, bác sĩ Cangello cho biết ông luôn thiên về lựa chọn phẫu thuật nâng mũi, để có kết quả tốt và lâu dài hơn. "Mọi người nên hiểu việc thẩm mỹ mũi không phẫu thuật không phải là một lựa chọn tốt như phẫu thuật, và nó luôn tiềm ẩn những cạm bẫy. Theo thời gian, chi phí cho chất làm đầy có thể tăng lên nhiều hơn nhiều so với chi phí cho việc phẫu thuật nâng mũi", ông nói.

Ngoài ra, Tiến sĩ Cangello cho biết đôi khi những gì mọi người cần là tăng/giảm kích thước tổng thể của mũi, điều này không thể thực hiện được với chất làm đầy. Thực tế, chất làm đầy chỉ có thể làm cho một phần sống mũi trở thành thẳng, nhưng đó không phải là vấn đề cốt yếu để chỉnh sửa hình dạng một chiếc mũi "không hoàn hảo".

 

Ông còn nói rằng, ngoài những bức ảnh có khả năng "phù phép" làm sai lệch thực tế, các bác sĩ còn có thể cố gắng "dụ dỗ" một khách hàng đi theo giải pháp không phẫu thuật, đơn giản chỉ là một cách để kiếm tiền. "Họ đưa ra những lời đường mật, đầy cám dỗ, nhưng lại không cung cấp được những điều trị tốt nhất cho khách hàng. Thật không may là nó vẫn thường xuyên xảy ra. Tôi nghĩ rằng, tốt nhất khách hàng nên tìm đến những nhà chuyên môn có thể cung cấp cả phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật", ông chia sẻ.