"Chào chuyên gia và các bác sĩ! Em năm nay 29 tuổi, có khuyết điểm là mũi tẹt, hếch và hơi mỏng. Em có ý định nâng mũi cấu trúc sụn sườn vì qua tìm hiểu sụn sườn khá an toàn. Nhưng một số người nói sụn sườn sau một thời gian sẽ bị teo ngót, co rút (như sụn tai) khiến dáng mũi thấp hơn ban đầu. Vậy mong các bác sĩ giải đáp có đúng là nâng mũi sụn sườn sẽ bị co rút không ạ?  Em xin cảm ơn!"

[Hoàng Thị Thu Lài - Thống Nhất, Đồng Nai] 

Trả lời: 

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về Diễn đàn nâng mũi. Với câu hỏi này chúng tôi đã kết nối với bác sĩ Trần Phương - Chuyên sâu nâng mũi sụn sườn (Q.10. TP.HCM) và có những giải đáp như sau: 

Nâng mũi cấu trúc sụn sườn có bị co rút theo thời gian?

Sụn sườn được xem là “chất liệu vàng” trong nâng mũi cấu trúc. Nếu như trước đây với công nghệ nâng mũi cũ, sụn sườn chưa phải là lựa chọn ưu tiên vì quá trình lấy sụn khó khăn, yêu cầu tay nghề bác sĩ cao và chi phí khá đắt đỏ. Sụn sườn gần như là sự lựa chọn cuối cùng khi khách hàng không đủ sụn tự thân (sụn tai, sụn vách ngăn), dị ứng với sụn nhân tạo hoặc chỉ định cho những ca sửa mũi. Thì hiện nay, sụn sườn lại được ưa chuông vì tính an toàn của nó. Với đặc tính rắn, cứng, thích hợp trong việc dựng trụ mũi hoặc nâng sống mũi. Ngoài ra nếu sụn sườn gọt mỏng có thể sử dụng bọc đầu mũi. Có lẽ vì sự ưu việt này mà nhiều người càng rỉ tai nhau về phương pháp nâng mũi sụn sườn.

Có 2 hình thức nâng mũi cấu trúc là kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo, hoặc nâng mũi sụn tự thân 100%. Với hình thức thứ 2, bạn sẽ yên tâm hơn về tỷ lệ biến chứng, tuy nhiên không ít người thắc mắc nâng mũi sụn sườn có bị teo ngót theo thời gian. 

Câu trả lời cho bạn là sụn sườn sẽ không bị teo ngót, co rút theo thời gian nếu được cấy ghép vào các vùng có sự nuôi dưỡng tốt (các vùng có mô dày). 

Sụn sườn được lấy từ vị trí sườn số 6 hoặc só 7 của chính khách hàng nâng mũi 

Tùy vào vùng cấy ghép mà sự phát triển hay teo ngót của sụn sườn sẽ khác nhau. Nếu sụn sườn dùng để nâng sống mũi thì ít nhiều theo thời gian 5 - 10 năm sụn sẽ teo ngót 1 phần bởi hệ thống mạch máu và mô da vùng sống mũi rất mỏng, không đáp ứng đủ dưỡng chất để sụn phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ teo ngót chỉ chiếm khoảng 10 - 20%. Con số này không đáng kể nếu bác sĩ tay nghề cao có thể xử lý và tính toán được phần tiêu hao. Đồng thời bạn hoàn toàn yên tâm mũi bạn không bị biến dạng hay di lệch vì sự teo ngót nhỏ bé này. 

Còn khi sụn sườn được dùng để dựng trụ mũi hay tạo hình đầu mũi (cùng sụn tai) thì chắc chắn sụn sườn sẽ được nuôi dưỡng tốt. Do các mô da vùng đầu mũi khá đầy đặn, hệ thống mạch máu phong phú có thể bao trùm và tạo điều kiện để sụn sườn phát triển mà không hề teo ngót. 

Nâng mũi sụn sườn là giải pháp tốt nhất cho những ai có mũi nhiều khuyết điểm hoặc mũi sửa lại. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó nên bạn cần chọn lựa địa chỉ nâng mũi cùng bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo sụn sườn không bị teo ngót. Đồng thời, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi nâng mũi, và có một chế độ chăm sóc hậu phẫu tốt để nâng mũi sụn sườn luôn bền đẹp với thời gian. 

Chúc bạn sớm sở hữu dáng mũi chuẩn đẹp như ý!