Phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phát triển, đồng nghĩa số ca thẩm mỹ hỏng cũng tăng theo. Điều này khá dễ hiểu bởi hiện nay có rất nhiều địa chỉ thẩm mỹ “chui” đang ngang nhiên hoạt động, đánh vào các đối tượng khách hàng ham rẻ, thiếu hiểu biết. Rất nhiều trường hợp được Diễn đàn thẩm mỹ cảnh báo đến bạn đọc thế nhưng sợi dây kinh nghiệm vẫn không thể rút ngắn được. 

Theo Bác sĩ Trần Phương - chuyên sâu nâng mũi sụn sườn tại TP. HCM, cho rằng việc chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng mũi là một kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đi đầu xu hướng thẩm mỹ an toàn, tự nhiên lành mạnh, bác sĩ từng thực hiện thành công nhiều ca mũi hỏng phức tạp. Ông có 4 lời khuyên giúp bạn có thể khắc phục biến chứng sau khi sửa mũi. 

Bác sĩ Trần Phương - Bác sĩ chuyên sâu nâng mũi sụn sườn TP.HCM

Thời điểm thích hợp để sửa mũi hỏng

Với những trường hợp mũi vừa nâng đã phát hiện bị lệch, lộ sóng thì có thể sửa lại ngay. Vì lúc này chất liệu độn chưa ăn sâu vào các mô thịt, chưa tạo thành liên kết giữa các mạch máu.

Trong trường hợp đã nâng được một thời gian mới phát hiện các biến chứng như tụt sóng, lộ sóng, lệch sóng, đầu mũi bóng đỏ, lâu ngày không hồi phục... bạn chưa thể tái phẫu thuật ngay mà cần tháo sụn, đợi ít nhất 3 - 6 tháng để vết thương cũ hoàn toàn hồi phục. Với những người mô da mũi quá mỏng, hoặc mũi bị tổn thương, dị dạng, hoại tử, nên đặt trung bì mỡ để mũi khỏe lại rồi mới tiến hành tái phẫu thuật. 

"Thời gian tái phẫu thuật mũi hỏng tùy thuộc tình trạng mũi mỗi người. Nhưng ngay từ khi mũi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ thẩm mỹ ngay để được kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp” - Bác sĩ Phương chia sẻ.

Chi phí sửa mũi hỏng

Mũi hỏng có rất nhiều cấp độ như dị ứng sụn, lộ sóng lệch sụn, viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử, dị dạng mũi. Chính vì thế kỹ thuật sửa mũi hỏng phức tạp hơn rất nhiều so với việc lần đầu nâng mũi. Bác sĩ phải khéo léo tay nghề cao mới có thể xử lý, không xâm lấn vết thương từ lần phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, tùy mức độ hư hỏng mà thời gian phẫu thuật kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Do đó chi phí sửa mũi hỏng sẽ cao hơn so với lần phẫu thuật đầu. Bạn nên biết trước điều này để có chuẩn bị tài chính tốt hơn. Tránh trường hợp ham giá rẻ, sửa lại ở nơi kém chất lượng khiến mũi không thể cứu vãn.

Lệch sụn là một biến chứng phổ biến sau nâng mũi 

Chọn bác sĩ tay nghề cao

Nếu như nâng mũi lần đầu bạn kỹ một thì sửa lại lần hai bạn phải kỹ 10. Kỹ ở đây là tìm hiểu kiến thức thật kỹ, chọn lựa bác sĩ giỏi thật kỹ để “trao gửi” chiếc mũi đã bị hỏng của mình. 70% thành công ca phẫu thuật dựa vào tay nghề bác sĩ vì vậy bạn không nên vội vàng “chọn đại” một cơ sở nào đấy. Bởi cái giá bạn nhận lại có thể cay đắng hơn rất nhiều so với lần thẩm mỹ đầu tiên. 

Xem thêm: Top 5 bác sĩ nâng mũi đẹp nhất tại Sài Gòn nhất định phải biết 

Chuẩn bị tinh thần thật tốt 

Nhiều người dù đã tìm hiểu PTTM luôn đi kèm rủi ro nhưng khi mũi không may hỏng lại hoang mang và lo sợ tột độ. Lời khuyên cho bạn là nên bình tĩnh, theo dõi và điều trị kịp thời trong trường hợp mũi không may bị hỏng. Việc chuẩn bị tốt về sức khỏe và tinh thần trước khi sửa mũi sẽ giúp bạn sáng suốt hơn trong các lựa chọn. Đồng thời bạn nên thường xuyên tái khám để theo dõi việc tái sửa mũi có đúng lộ trình bác sĩ đưa ra hay không. 

Hi vọng những lưu ý trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để xử lý khi mũi hỏng!