Nâng mũi cấu trúc và bán cấu trúc là gì? 

Mũi được ví như “hoa tiêu”, quyết định 80% đường nét khuôn mặt. Thế nhưng không phải ai sinh ra cũng có một dáng mũi đẹp, nhiều người quyết định phẫu thuật nâng mũi để tự tin hơn. Từ những khuyết điểm của dáng mũi, mà bác sĩ thẩm mỹ sẽ khuyên chúng ta chọn phương pháp nâng mũi phù hợp. Trong đó, nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bán cấu trúc được nhắc đến nhiều hơn cả. Vậy 2 phương pháp này là gì và khác nhau như thế nào? 

Để tiện so sánh, mời bạn đọc cùng theo dõi bảng chi tiết dưới đây: 

  Nâng mũi cấu trúc Nâng mũi bán cấu trúc
Khái niệm Là kỹ thuật bóc tách toàn bộ khoang mũi, chỉnh sửa toàn bộ khuyết điểm từ sống mũi, cánh mũi, đầu mũi, trụ mũi, thậm chí là xương mũi Là kỹ thuật chỉ tái cấu trúc lại 1 phần dáng mũi chứ không phải toàn bộ (bán=½)
Đối tượng

Người có dáng mũi nhiều khuyết điểm (dáng mũi ngắn, sống mũi thấp tẹt, đầu mũi ngắn hếch, lỗ mũi hở, cánh mũi to bè…)

Sống mũi lệch vẹo hoặc gồ ghề

- Mũi hỏng do phẫu thuật thất bại hoặc gặp tai nạn 

- Mũi dị tật bẩm sinh

- Người có dáng mũi ít khuyết điểm, chủ yếu liên quan sống mũi hoặc đầu mũi (đã có trụ mũi sẵn)

- Dáng mũi tương đối đẹp chỉ cần chỉnh thon gọn cánh mũi cho hài hòa hơn 

- Mũi cao nhưng bị gồ cần chỉnh sửa lại

- Người yêu thích dáng mũi tự nhiên, không can thiệp quá nhiều vào cấu trúc mũi

Ưu điểm

- Chỉnh sửa được mọi cấu trúc mũi kể cả dáng mũi nhiều khuyết điểm nhất 

- Tái cấu trúc dáng mũi chuẩn đẹp dưới mọi góc nhìn: Sống mũi cao, đầu mũi bay, cánh mũi thon gọn…

- Hiệu quả với mọi cơ địa 

- Dáng mũi bền đẹp

- Chỉnh sửa được một phần khuyết điểm của mũi xấu trước đó 

- Dáng mũi cải thiện hơn và hài hòa với khuôn mặt 

- Thời gian phẫu thuật nhanh từ 30 - 45p

- Không can thiệp quá nhiều vào cấu trúc mũi nên thời gian nghỉ dưỡng và lành thương nhanh hơn 

- Không tốn quá nhiều chi phí

Nhược điểm

- Là kỹ thuật khó đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao hơn 

- Công nghệ phẫu thuật hiện đại 

- Thời gian phẫu thuật lâu hơn, khoảng 60p 

- Can thiệp sâu vào cấu trúc mũi nên thời gian nghỉ dưỡng lâu hơn 

- Chi phí cao hơn nâng mũi bán cấu trúc

Không loại bỏ được hết khuyết điểm về mũi

Nên chọn nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bán cấu trúc? 

Trước khi quyết định nâng mũi cấu trúc hay bán cấu trúc, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ phẫu thuật 

Đây là một câu hỏi khó trả lời, vì theo các chuyên gia “không có dáng mũi tốt nhất, chỉ có dáng mũi phù hợp nhất”. Dáng mũi phù hợp đi cùng phương pháp nâng mũi phù hợp. Mà chọn phương pháp nâng mũi nào, lại phụ thuộc vào tình trạng mũi của bạn. Dựa vào những khuyết điểm mũi, nguyện vọng của bạn và kinh nghiệm thẩm mỹ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chọn phương pháp nào. 

Ví dụ bạn có một sống mũi cao thẳng, nhưng đầu mũi thiếu độ bay và cánh mũi hơi to bè. Trong trường hợp này bạn nên lựa chọn nâng mũi bán cấu trúc để tiết kiệm chi phí và chỉnh sửa một cách tự nhiên. Ngược lại bạn sở hữu dáng mũi ngắn, thấp tẹt, trụ mũi thấp thì nên chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc để thay đổi toàn diện. Dù chọn nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bán cấu trúc, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của các chuyên gia và cân nhắc tài chính nâng mũi của bản thân. Không nên vì ý thích hay ham rẻ mà dẫn tới những kết quả thẩm mỹ không như mong muốn.

Quy trình nâng mũi diễn ra như thế nào?  

 

Quy trình nâng mũi chuẩn y khoa hiện nay 

Quy trình nâng mũi an toàn là cơ sở để bạn sớm sở hữu dáng mũi chuẩn đẹp, bền vững. Bất kỳ phương pháp nâng mũi nào (nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bán cấu trúc, nâng mũi bọc sụn…) đều phải trải qua 6 bước sau: 

- Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn 

Đầu tiên, khi có ý định nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi bán cấu trúc, bạn nên đến thăm khám trực tiếp để được bác sĩ thẩm mỹ tư vấn một cách cụ thể nhất. Dựa vào những phân tích tình trạng mũi hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn. 

- Bước 2: Khám sức khỏe tổng quan 

Bạn cần đảm bảo sức khỏe bản thân đủ cho cuộc phẫu thuật, vì vậy việc khám sức khỏe tổng quan là hết sức cần thiết. Tiêu chí đủ để nâng mũi là bạn phải trên 18 tuổi, không mắc các bệnh lý về tiểu đường, tim mạch (cấp độ nặng), máu khó đông… hoặc không trong thời gian mang bầu và cho con bú. 

- Bước 3: Đo vẽ, xác định tỷ lệ dáng mũi 

Bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng phần mềm chuyên dựng vectra 3D, phác thảo dáng mũi sau nâng để bạn dễ hình dung và an tâm bước vào ca phẫu thuật. Đây cũng là lúc bạn bày tỏ nguyện vọng về dáng mũi bạn mơ ước để bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp. 

- Bước 4: Gây tê (mê) và sát khuẩn 

Tùy vào phương pháp nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bán cấu trúc mà bác sĩ sẽ tiêm tê hoặc gây mê cho bạn. Đối với nâng mũi cấu trúc sụn sườn, buộc phải gây mê và thực hiện tại bệnh viện. Bạn nên cân nhắc yếu tố này. 

- Bước 5: Tiến hành phẫu thuật 

Đây là bước quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành gọt dũa sụn, bóc tách khoang mũi và chỉnh hình dáng mũi. Bác sĩ tay nghề càng cao thì quá trình này diễn ra càng nhanh và an toàn. 

- Bước 6: Khâu đóng vết thương và băng nẹp định hình 

Sau khi tiến hành đặt và chỉnh sụn, bác sĩ sẽ khâu đóng vết thương bằng chỉ thẩm mỹ. Lúc này khách hàng có thể xem dáng mũi vừa nâng trước khi băng nẹp định hình. 

Quy trình nâng mũi chuẩn y khoa quốc tế chỉ diễn ra từ 45 - 60 phút (trừ nâng mũi cấu trúc sụn sườn) nên bạn có thể nghỉ ngơi và ra về ngay trong ngày. Bác sĩ sẽ dặn dò chế độ chăm sóc hậu phẫu và lịch tái khám định kỳ để theo dõi kết quả nâng mũi của bạn. 

Top 5 câu hỏi về nâng mũi thường gặp nhất 

 

Trang bị cho mình kiến thức nâng mũi tốt nhất để có sự lựa chọn phù hợp nhất 

#Nâng mũi có đau không? 

Đây là câu hỏi đầu tiên của 90% khách hàng có ý định nâng mũi. Thực tế, đụng vào dao kéo sẽ có những tổn thương nhất định. Tuy nhiên nâng mũi có đau không thì câu trả lời là không! Vì trong quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê nên bạn không hề phải trải qua cảm giác đau đớn. Có chăng là cảm giác hơi châm chích, rưng rức sau một vài ngày nâng mũi, nên các bạn hoàn toàn yên tâm nhé! 

#Nâng mũi bao lâu thì lành?

Quá trình lành thương sau nâng mũi phụ thuộc vào chế độ chăm sóc hậu phẫu cũng như cơ địa của bạn. 

- 3 - 5 ngày đầu, vùng mũi của bạn có thể xuất hiện dấu hiệu sưng bầm, tụ dịch. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cần thời gian tiếp nhận vật liệu mới, bạn không nên lo lắng quá. 

- Từ 5 - 7 ngày, dấu hiệu sưng bầm sẽ giảm dần, bạn có thể tháo băng nẹp định hình. Trong thời gian 1 tuần đầu nên chăm sóc vùng mũi đúng theo y lệnh bác sĩ và uống thuốc đầy đủ. 

- Từ 10 - 14 ngày, vết thương lành hẳn, bạn có thể tới tái khám và cắt chỉ. Tuy nhiên dáng mũi lúc này chưa gom vào hết nên còn hơi thô, sẽ mất thêm 1 thời gian để mũi hoàn toàn ổn định.

- Bạn nên tiếp tục kiêng cữ những thực phẩm trong suốt tháng đầu tiên để dáng mũi chuẩn đẹp nhất.

- Từ 1 - 3 tháng, mũi ổn định vào form như thiết kế ban đầu. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với diện mạo mới. 

#Nâng mũi xong nên kiêng gì?

Việc kiêng cữ của bạn càng tốt càng khiến vết thương nhanh lành, dưới đây là một số thực phẩm bạn nên kiêng sau khi nâng mũi: 

-  Không nên ăn thịt bò, thịt gà, rau muống, trứng, đồ nếp… vì có thể gây sẹo lồi và thâm 

- Không nên ăn hải sản như tôm, cua, cá, mực… các chất tanh khiến vết thương mưng mủ và lâu lành hơn 

- Không uống các loại nước có ga hay chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… 

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ như nước ép dứa, nước cam, táo, đậu xanh, súp lơ… 

- Hạn chế nằm nghiêng và tuyệt đối không nằm sấp trong thời gian đầu khi mũi chưa ổn định 

- Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nên vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý 

- Không đeo khẩu trang quá chật, không đeo kính, không đi bơi, vận động mạnh… gây lệch sống mũi. 

Việc chăm sóc hậu phẫu tốt hay không là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ dáng mũi, nên hãy chăm sóc thật tốt bạn nhé. 

#Nâng mũi giữ được bao lâu?

Không có tuổi thọ chính xác cho từng phương pháp hay từng dáng mũi. Nâng mũi giữ được bao lâu phụ thuộc vào 3 yếu tố: Tay nghề bác sĩ, chất liệu sụn nâng và chế độ chăm sóc của bạn. Nếu đảm bảo cả 3 yếu tố trên thì dáng mũi có thể duy trì bền vững đến trọn đời. 

#Nâng mũi có ảnh hưởng gì không? 

Nhiều người băn khoăn đi nâng mũi có ảnh hưởng gì không. Xét về mặt sức khỏe, nâng mũi không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí, một số người mũi bị dị tật bẩm sinh, sau khi chỉnh sửa dáng mũi đã cải thiện cả ngoại hình và cả hơi thở. 

Xét về mặt phong thủy, chưa có nghiên cứu nào chứng minh nâng mũi ảnh hưởng đến vận mệnh gia chủ. Vì thế, khi có ý định làm đẹp, bạn hãy xác định mục tiêu duy nhất là cải thiện nhan sắc thôi nhé. Khi tự tin về nhan sắc, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ khởi sắc hơn. 

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nhận thấy rõ sự khác biệt giữa nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bán cấu trúc. Đồng thời có thêm những kiến thức cơ bản xoay quanh quá trình nâng mũi. Nếu còn gì thắc mắc, đừng ngại đặt câu hỏi cho các chuyên gia của Diễn đàn nâng mũi. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất! 

Cám ơn bạn đọc!