Nguồn gốc nâng mũi sụn nhân tạo

Cách đây hàng trăm năm, phương pháp nâng mũi đầu tiên ra đời với tên gọi nâng mũi sụn nhân tạo mang đến cơn sốt làm đẹp trong giới thẩm mỹ. Xứ sở kim chi Hàn Quốc chính là nơi khởi nguồn sau đó lan rộng ra các nước xung quanh và phổ biến trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, nâng mũi nhân tạo vẫn là một trong hai phương pháp nâng mũi được nhiều người lựa chọn nhất.

Nâng mũi sụn nhân tạo là kỹ thuật thẩm mỹ mũi sử dụng hoàn toàn bằng sụn nhân tạo để tạo hình thay đổi cấu trúc mũi.

Sụn nhân tạo có thành phần chính là silicon. Trước đây, khi công nghệ làm đẹp chưa thực sự phát triển, sụn silicon truyền thống thô cứng khó tạo hình và dễ gây biến chứng do phản ứng với cơ địa. Tuy nhiên thời gian gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra loại sụn sinh học cao cấp với đặc tính mềm, dẻo dễ uốn nắn, cắt gọt và tạo hình vừa có thể nâng cao sống mũi vừa hạn chế các hiện tượng lộ sụn, bóng đỏ…

Nâng mũi nhân tạo giá bao nhiêu?

Nâng mũi sụn nhân tạo giá bao nhiêu?

Trên thị trường, có rất nhiều loại sụn nhân tạo. Một số loại phổ biến có thể kể đến như: silicon dẻo, sụn prosil, Dacron, Sofxil,... Các loại sụn này đều có đặc điểm chung là mềm dẻo, dễ tạo hình và độ tương thích cao với cơ thể.

Mức giá khi thực hiện phương pháp nâng mũi bằng các chất liệu này dao động từ 15 – 40 triệu đồng tùy cơ sở. So với các phương pháp khác, nâng mũi bằng sụn nhân tạo thường có mức giá thấp nhất. Vì vậy nếu kinh tế của bạn ở mức vừa phải và muốn tiết kiệm chi phí thì đây là giải pháp tối ưu.

Đặc điểm nâng mũi sụn nhân tạo

Phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo đã có từ lâu đời nhưng cho tới ngày nay vẫn tồn tại song song với các phương pháp hiện đại khác. Dưới đây là phân tích chi tiết về ưu nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm nâng mũi bằng sụn nhân tạo

- Thời gian thực hiện nhanh chóng: Một ca phẫu thuật thẩm mỹ mũi nhân tạo chỉ kéo dài từ 30 - 45 phút.

- Chi phí nâng mũi thấp: Chất liệu sụn nhân tạo có giá thấp hơn so với chất liệu khác vì vậy chi phí thực hiện nâng mũi bằng sụn nhân tạo cũng “mềm’’ hơn nhiều.

- Chất liệu dễ tạo hình: Đặc tính của sụn nhân tạo là mềm, dẻo dễ uốn nắn vì vậy rất dễ tạo hình sống mũi mới phù hợp với hầu hết các khuôn mặt khác nhau.

Nhược điểm nâng mũi bằng sụn nhân tạo

- Chất liệu sụn nhân tạo tương thích kém với cơ thể, dễ đào thải vật liệu nâng với những biểu hiện như bóng đỏ, lồi sụn, tụt sóng,...

- Phương pháp này chỉ khắc phục được một số khuyết điểm đơn giản và chủ yếu nâng cao sống mũi không có khả năng can thiệp chỉnh hình đầu mũi. Các trường hợp phức tạp hơn bắt buộc phải sử dụng phương pháp nâng khác.

- Một số loại sụn nhân tạo khá cứng khó tạo hình và dễ gây biến chứng.

- Mũi trông thô cứng và thiếu tự nhiên hơn so với nâng mũi bằng sụn tự thân

- Theo thời gian, sụn nhân tạo bị bao xơ và vôi hóa; tuổi thọ dáng mũi không cao bằng các phương pháp hiện đại khác

Giải đáp thắc mắc thường gặp

Giải đáp thắc mắc xung quanh nâng mũi bằng sụn nhân tạo

#1 Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có đau không?

Đây là kỹ thuật tương đối đơn giản trong thời gian ngắn nên không gây đau đớn. Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc gây mê nhẹ giúp khách hàng không có cảm giác. Đồng thời, sau quá trình nâng mũi bác sĩ cũng kê thuốc giảm sưng đau.

#2 Nâng mũi nhân tạo duy trì được bao lâu?

Nếu phương pháp này được áp dụng đúng đối tượng, tay nghề bác sĩ chuẩn và có chế độ chăm sóc sau nâng tốt dáng mũi có thể được duy trì từ 10 - 25 năm.

#3 Nâng mũi bằng sụn nhân tạo có an toàn không?

So với nguyên liệu sụn nhân tạo truyền thống hiện nay các nhà khoa học đã chế tạo nên loại sụn nhân tạo cao cấp với kết cấu tương tự sụn tự thân vì vậy độ an toàn đã tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, vật liệu này vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Trước khi quyết định sử dụng bác sĩ cần nghiên cứu kỹ tình trạng mũi của bạn

#4 Nên lựa chọn nâng mũi bằng sụn nhân tạo hay sụn tự thân?

Trên thực tế, với những dáng mũi tương đối đẹp chỉ cần nâng cao thêm một chút là dáng mũi đã hoàn hảo sẽ phù hợp với phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Tuy nhiên với những trường hợp phức tạp, cần can thiệp tới trụ mũi, cánh mũi và đầu mũi thì nên sử dụng kết hợp sụn tự thân. Tùy vào cơ địa từng người, tình hình kinh tế hiện có và tình trạng khuyết điểm mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nâng phù hợp.

#5 Sau khi nâng mũi nhân tạo cần chú ý những gì?

Khi kết thúc quá trình phẫu thuật, để kết quả nâng mũi được như mong đợi bạn cần lưu ý kiêng các đồ ăn gây sẹo lồi và thay đổi sắc tố da như: thịt bò, thịt gà, đồ nếp, đậu phộng, rau muống. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không đeo kính, trang điểm, dưỡng da tại vùng mũi đang điều trị.

Với mức giá khá “mềm”, phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo vẫn luôn là sự lựa chọn tốt dành cho những dáng mũi không có quá nhiều khuyết điểm. Tin rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời.