Hiểu đúng về nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn là phương pháp tái cấu trúc dáng mũi bằng sự kết hợp linh hoạt giữa hai chất liệu: sụn nhân tạo và sụn tự thân. Trong đó phần sóng mũi được cấu trúc lại bằng sụn nhân tạo còn phần đầu mũi được bọc lại bằng sụn tự thân (hoặc sử dụng sụn sinh học cao cấp chuyên dụng có cấu tạo tương tự để bọc đầu mũi).

Sụn nhân tạo: là loại sụn được thiết kế riêng để đặt vào sóng mũi. Thành phần chính của sụn nhân tạo là silicon. Sụn nhân tạo truyền thống là loại silicon cứng và thô. Thời gian gần đây chất liệu này đã được nâng cấp mềm hơn, dẻo hơn và rất dễ tạo hình. Một số loại sụn nhân tạo cao cấp hiện nay bao gồm: Dacroneflon, Gore-text, Dacron, Medpor,...

Sụn tự thân: là chất liệu nâng được lấy từ chính cơ thể con người tại các vị trí như sụn ở vành tai, vách ngăn hoặc sụn sườn. Thông thường, loại sụn được dùng để bọc lót phần đầu mũi là sụn tai.

Sụn sinh học cao cấp: Là loại sụn cao cấp được cấu tạo tương tự như sụn tai để bọc đầu mũi như Megaderm hay để nâng sống mũi như Surgiform, Nanoform, Gore – tex...

Nâng mũi bọc sụn có nhiều ưu điểm vượt trội

So với các phương pháp nâng mũi nhân tạo thông thường, việc sử dụng sụn tai (hoặc sụn sinh học cao cấp) để bọc phần đầu mũi giúp cải thiện các trường hợp biến chứng có thể xảy ra như: lộ sụn, tụt sóng, da đầu mũi bóng đỏ...đồng thời mang lại đầu mũi tròn thon gọn và rất tự nhiên.

Mặc dù vậy, phương pháp này khá kén dáng mũi và đối tượng sử dụng. Trong trường hợp phức tạp, mũi có nhiều khuyết điểm thì nâng mũi bọc sụn khó có thể khắc phục triệt để.

Nâng mũi bọc sụn nên áp dụng cho đối tượng nào?

Nâng mũi bọc sụn cần lưu ý những gì

Mỗi một phương pháp nâng mũi sẽ phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Việc áp dụng đúng người đúng phương pháp sẽ giúp kết quả đạt hiệu quả cao nhất.

Phương pháp nâng mũi bọc sụn là kỹ thuật tập trung cải thiện tạo hình sóng mũi do đó thích hợp với các trường hợp sau:

- Dáng mũi đã có nền tảng, không có quá nhiều khuyết điểm, có độ dài tương đối.

- Da đầu mũi mỏng, không có khả năng đỡ sụn phần sóng mũi sau khi nâng (có thể bọc megaderm)

- Những người có đầu mũi xấu, không tròn trịa

- Trụ mũi chắc chắn, không lệch vẹo

- Những người đã đủ 18 tuổi, cơ thể và tâm sinh lý phát triển toàn diện.

- Những người mong muốn sở hữu dáng mũi cao, thanh tú nhưng vẫn tự nhiên. 

Nâng mũi bọc sụn hay còn gọi là nâng mũi bằng sụn tai, phù hợp với hầu hết khuyết điểm mũi thấp của người châu Á.  Nhưng nâng mũi bằng sụn tai có bền vững không, giữ được bao lâu, mời bạn đọc tham khảo thêm tại đây

06 bước nâng mũi bọc sụn chuẩn Hàn 

Nâng mũi bọc sụn được chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc. Do đó để có một quy trình chuẩn Hàn sẽ có các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành khám tổng quát và tư vấn

Bước đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng của mũi và xác định các khuyết điểm cần khắc phục. Từ đó định hướng tư vấn phương pháp nâng phù hợp.

Bước 2: Kiểm tra điều kiện sức khỏe

Thông qua bước này, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định thể trạng của bệnh nhân có đáp ứng được tiêu chí của cuộc phẫu thuật hay không. Đồng thời xem xét các bệnh lý nền mà bệnh nhân mắc phải để đảm bảo không biến chứng trong quá trình phẫu thuật.

Bước 3: Gây tê và sát khuẩn

Bác sĩ gây tê hoặc gây tê vùng mũi và vùng tai, sát khuẩn đảm bảo vô trùng trong phẫu thuật.

Bước 4: Tiến hành phẫu thuật đặt sống và bọc đầu mũi

Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ sau vành tai rồi lấy sụn từ vành tai một lượng vừa phải ( 1 – 2 cm).

Tiếp theo sẽ là bước cắt gọt phần sụn nhân tạo sao cho kích thước ăn khớp với vị trí đầu mũi cần chỉnh sửa. Trong trường hợp không dùng sụn nhân tạo, bác sĩ có thể dùng sụn tự thân để thay thế.

Bác sĩ thực hiện rạch 1 đường bên trong để mở khoang mũi đặt sụn nhân tạo vào sóng mũi rồi ghép sụn tự thân vào phần đầu mũi.

Sau khi hoàn tất bác sĩ tiến hành khâu để khép lại vết mổ.

Bước 6: Theo dõi hậu phẫu và hẹn lịch tái khám

Tùy vào từng cơ sở thẩm mỹ, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật là bao lâu. Thông thường là 24 giờ. Trước khi khách hàng ra về bác sĩ sẽ dặn dò và hẹn lịch tái khám cắt chỉ.

Những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất xung quanh nâng mũi bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn có an toàn không?

Nâng mũi bọc sụn khá an toàn với sức khỏe con người. Bởi sụn tự thân có tính tương thích cao với cơ thể con người. Khi đặt vào trong cơ thể sẽ gắn kết với các mô thống nhất thành một khối hạn chế tình trạng biến chứng sau nâng nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.

Hoặc sử dụng sụn nhân tạo (sụn sinh học cao cấp) bạn cũng hoàn toàn yên tâm vì tỷ lệ tương thích trong cơ thể lên đến 90 – 95%.

Nâng mũi bọc sụn có đau không?

Không đau. Đây thực chất chỉ là một cuộc tiểu phẫu trong khoảng thời gian ngắn từ 45 - 60 phút. Trước khi phẫu thuật bác sĩ cũng sẽ thực hiện gây tê nhẹ nên quá trình nâng mũi diễn ra hết sức nhẹ nhàng không đau đớn.

Nâng mũi bọc sụn có đẹp không?

Có. Kỹ thuật nâng mũi bọc sụn giúp tạo ra tỉ lệ vàng cho mũi, sóng mũi cao, đường cong mềm mại tự nhiên hài hòa với tổng thể gương mặt chắc chắn giúp bạn có sự thay đổi lớn về diện mạo. Tuy nhiên cần lưu ý phương pháp này không thay đổi hoàn toàn cấu trúc mũi như nâng mũi cấu trúc.

 Xem Thêm: Nâng mũi cấu trúc 4D - Dáng mũi “Đẹp không góc chết” nhức lòng phái đẹp

Nâng mũi bọc sụn có tốt không?

Nhiều chuyên gia thẩm mỹ đã khẳng định, đây là phương pháp tốt, độ an toàn cao, dáng mũi sau nâng đẹp tự nhiên lâu bền với thời gian.

Nâng mũi bọc sụn được bao lâu? Có được vĩnh viễn không?

Trung bình thời gian tồn tại của nâng mũi bọc sụn là 10 - 25 năm. Thậm chí nếu có chế độ chăm sóc phù hợp và cơ địa tốt có thể duy trì được vĩnh viễn. Tuy nhiên thời gian tồn tại của dáng mũi còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: tay nghề bác sĩ phẫu thuật, nguồn gốc và chất liệu sụn sử dụng,...

Từ những kiến thức về nâng mũi bọc sụn được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã bỏ túi thêm kinh nghiệm để lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân. Mọi thắc mắc hãy liên hệ lạc ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời sớm nhất.